Tròn 5 năm ngày mất của Đại tướng (4/10/2013), Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam tổ chức triển lãm giới thiệu nhiều tư liệu quý.
Ngoài chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp còn là người ra lệnh mở đường mòn Hồ Chí Minh, tuyến đường hậu cần chiến lược khiến Mỹ phải thất bại khi can thiệp vào Việt Nam.
Sáng 17/11, rất đông người dân đổ về thiền viện Sùng Phúc (Long Biên, Hà Nội) để tưởng nhớ 49 ngày mất của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Trong khi nhiều tỉnh, thành phố đang chọn các tuyến đường đẹp để mang tên Đại tướng thì Bà Rịa - Vũng Tàu đã có một con đường mang tên ông.
Nước mắt ướt nhòe trên gương mặt các cụ già, đoàn cựu chiến binh đứng lặng trong tiếng nấc, từng hàng thanh niên nắm tay nhau quỳ xuống và bật khóc..., cả dân tộc như chung một niềm đau khi tiễn biệt người Anh hùng - Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Gần 20 năm trước, Catherine Karnow được theo Đại tướng Võ Nguyên Giáp lên Điện Biên chụp ảnh những cựu chiến binh tưng bừng đón ông. Nay, cô bay nửa vòng trái đất đến Hà Nội, chứng kiến hàng triệu người nghẹn ngào tiễn biệt "anh Văn".
Tháng 10/1980, Đại tướng Võ Nguyên Giáp lên chiếc chuyên cơ đi khắp 12 nước châu Phi, trải qua chặng đường 72.000 km, với 112 giờ bay để truyền lửa đấu tranh cho bạn bè quốc tế.
Gần nửa thế kỷ trường chinh kháng chiến, Đại tướng Võ Nguyên Giáp sống trong lòng dân, được dân bao bọc. Khi về với đất mẹ, biển người tiễn đưa ông.
Linh cữu Đại tướng được các nhà lãnh đạo và tiêu binh đưa từ máy bay ra linh xa, trước khi bắt đầu quãng đường tới Vũng Chùa. Trên đường, hàng trăm nghìn người dân Quảng Bình chờ đón Đại tướng.
59 năm sau khi hân hoan đón Đại tướng cùng đoàn quân chiến thắng trở về, Hà Nội rơi nước mắt tiễn ông ra đi - chuyến đi về cõi vĩnh hằng. 17h chiều 13/10, thi hài Đại tướng được án táng tại quê mẹ Quảng Bình - như di nguyện của ông.
Phan Anh Vũ, một chàng trai đam mê nghệ thuật tranh cát, đã hoàn thành tác phẩm dài nhất trong nghiệp vẽ của mình mang tên "Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Mối tình đầu và những chiến công vang dội".
Đơn vị thi công chiều nay hối hả hoàn tất những hạng mục cuối của tuyến đường dẫn vào Vũng Chùa, nơi sẽ an táng Đại tướng Võ Nguyên Giáp chiều 13/10.
Chiều 12/10, nhiều đoàn xe từ các nơi chở người về Vũng Chùa - Đảo Yến ở xã Quảng Đông, Quảng Bình, để chờ đón linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào ngày mai. Xã nghèo chỉ có một nhà nghỉ nên thiếu chỗ trọ cho khách.
Một ngày nữa, thi hài Đại tướng Võ Nguyên Giáp được di về an táng ở Vũng Chùa - Đảo Yến, thuộc xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình. Người dân nơi đây đã lập bàn thờ ông trong nhà để chăm sóc hương khói.
Báo chí quốc tế đang tiếp tục có các bài viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp, cũng như mô tả dòng người đổ về Hà Nội để thể hiện tình cảm dành cho ông trước và trong lễ quốc tang kéo dài hai ngày.
Tâp sáu, cũng là tập cuối cùng trong bộ phim tài liệu "Đại tướng Võ Nguyên Giáp", nói về Đại tướng với vai trò là người anh cả của lực lượng quân đội nhân dân Việt Nam.
Bộ phim tài liệu "Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Một thế kỷ, một đời người" của nghệ sĩ nhân dân Đào Trọng Khánh được đánh giá là một trong những tác phẩm nổi bật nhất về Tướng Giáp.
Chiều 11/10, công tác chuẩn bị cho tang lễ Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội) diễn ra hết sức khẩn trương.
Vũng Chùa - Đảo Yến, có núi Mũi Rồng đâm ngang ra biển, với người Quảng Bình là vùng đất rất linh thiêng. Nơi an nghỉ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp được bao bọc bởi triền cát mênh mông trải dài tít tắp, cảnh vật hoang sơ thanh bình.
Mưa lớn diễn ra trên diện rộng suốt từ đêm 10/10 đến sáng nay gây ngập nhiều nơi và dự báo còn kéo dài tới tang lễ Đại tướng Võ Nguyên Giáp.