Pháp luật hiện nay có quy định nào về việc tước quyền thừa kế đối với con cái do ngược đãi, hành hạ cha, mẹ không? Người lập di chúc giả mạo để chiếm đoạt di sản nhưng bị phát hiện kịp thời có được hưởng di sản thừa kế không? (Ngô Thị Mai, Diễn Châu, Nghệ An).
“Ông nội qua đời, có di chúc để lại cho cháu nội đích tôn 12 tuổi một ngôi nhà nhưng lại giao cho người chú quản lý cho đến khi đứa cháu tròn 18 tuổi. Xin hỏi người chú có quyền quản lý tài sản của cháu không? Tại sao người cha lại không được quản lý tài sản của con mình? (Lê Văn Đông, Hải Phòng)
“Xin cho biết thai nhi còn trong bụng mẹ có được thừa kế không? Nếu được thì cần phải điều kiện gì và có hưởng như những người lớn khác cùng hàng thừa kế không?” (Mai Lan, TP HCM)
"Cha mẹ tôi qua đời để lại căn nhà mặt tiền, do anh cả tôi quản lý. 13 năm trôi qua, nay hai chị em tôi đề nghị chia thừa kế nhưng anh không đồng ý. Xin cho biết chúng tôi có quyền khởi kiện ra tòa đề nghị chia thừa kế căn nhà của cha mẹ hay không?". (Lê Ngoc Minh, quận 10, TP HCM).
“Chúng tôi có 4 anh em đều định cư ở nước ngoài, nay được thừa kế ngôi nhà của cha mẹ để lại tại TP HCM. Xin cho biết chúng tôi có được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà ở và quyền sử dụng đất; có được phép bán nhà không?" (Jhon Nguyễn, Mỹ)
"Anh chị em bán căn nhà của ba mẹ để lại. Do 3 trong 5 người đang định cư ở nước ngoài nên số tiền 3 người này được hưởng hiện vẫn gửi tại một ngân hàng ở Việt Nam. Nay chúng tôi muốn được nhận số tiền đó thì phải làm những thủ tục gì?". Bạn đọc Minh Quang.
"Tôi là người Việt Nam, lấy chồng và đang sinh sống ở nước ngoài. Bố mẹ muốn tôi thừa kế một mảnh đất ở quê nhà. Trong trường hợp này tôi có quyền không? Nếu thôi quốc tịch Việt Nam, thì giải quyết thế nào?". Bạn đọc Minh Nguyệt.
"Trong 5 người thừa kế theo pháp luật chỉ có 4 người yêu cầu chia phần di sản. Người còn lại chưa có ý kiến gì. Với trường hợp này, có thể tiến hành được không?". Độc giả Quang Vinh.
"Cha mẹ tôi ly dị, căn nhà được chia đôi. Năm 1975, cha sang định cư ở Mỹ và mẹ làm thủ tục hợp pháp hóa, có cả tên của cha. Nay hai người đồng ý cho tôi thừa hưởng căn nhà. Tôi đang sống ở Mỹ và không còn mang quốc tịch Việt Nam, xin hướng dẫn tôi thủ tục để thừa kế". Bạn đọc Nguyễn Thị Đào.
Mẹ tôi là vợ thứ hai của ba tôi, sau khi bà cả qua đời. Từ 1974 đến nay, mẹ và anh em tôi sinh sống trên mảnh đất của ba. Năm 1990 ông qua đời, nay chị em cùng cha khác mẹ với tôi đâm đơn kiện đòi được hưởng quyền thừa kế. Vậy thời hiệu thừa kế tài sản được tính từ ngày nào? (bạn Hồng Sơn)
Bố mẹ tôi ly dị, căn nhà được chia đôi làm hai hộ. Một bên là tôi và bố, còn bên kia là mẹ và anh trai. Vậy anh trai có quyền gì bên căn nhà bố con tôi đang ở hay không, trong trường hợp bố viết di chúc là không để lại tài sản cho anh? (bạn Quang Tuân)
“Mẹ tôi qua đời để lại di chúc rằng cho các con khu đất mà cụ đứng tên sổ đỏ. Tuy nhiên cụ không nói rõ cho mọi người bao nhiêu. Vậy anh em chúng tôi phải làm thế nào thực hiện di chúc này?” (bạn đọc Tran Tuan Duc)
“Cha tôi mất, để lại di chúc phân định thừa kế cho các con. Nay chúng tôi muốn bán nhà để giải quyết, nhưng lại vướng có người anh đang sống ở nước ngoài. Làm thế nào để chúng tôi bán nhà được” (bạn đọc Bui Dac Hung).
“Ông ngoại tôi có 4 người con, nhưng bác cả là trai đã hy sinh trong kháng chiến, còn lại là 3 con gái. Bà ngoại tôi đã mất từ lâu, và nay ông già yếu nên lập di chúc chia toàn bộ tài sản cho 3 con gái (1 đang ở nước ngoài). Di chúc không có người chứng kiến, không có chữ ký của các con. Nay một con gái là dì của tôi không đồng ý thì việc chia tài sản phải tiến hành thế nào?”. (bạn đọc Quang Hưng).
“Ba má tôi qua đời để lại một căn nhà không lập di chúc là cho ai. Anh em tôi ở Australia đồng ý là sẽ từ chối nhận thừa kế, để lại toàn bộ cho em út trong nước với điều kiện cậu ấy không được sang nhượng. Chúng tôi sẽ làm thế nào” (bạn đọc giấu tên).
“Vợ tôi quốc tịch Việt Nam đứng tên mua nhà đất tại TP HCM và đã được cấp sổ đỏ. Nay vợ tôi chết, tôi là người thừa kế duy nhất nhưng lại đang định cư nước ngoài. Tôi muốn thừa kế di sản của cô ấy thì phải làm gì?” (bạn đọc Lieu Peterson).
“Đề nghị giải đáp cho tôi hai câu hỏi: 1. Di chúc viết tay không có sự chứng kiến, chứng nhận của chính quyền địa phương, không qua công chứng có được xem là hợp pháp không? 2. Việt kiều có được hưởng thừa kế bất động sản trong nước không?” (Hoàng Anh Tuấn).
“Bố tôi có hai vợ, một là mẹ tôi (có chung 2 người con, sống với nhau từ năm 1975 đến 1985, không đăng ký), và một bà khác (từ 1990, có 1 con chung, trước đó không ly hôn với mẹ tôi). Năm 1997, cụ mất không để lại di chúc. Chúng tôi và người vợ hai có được hưởng thừa kế thế nào?” (bạn đọc Nguyễn Thùy Trang).
“Cha tôi có 2 vợ, một có hôn thú là mẹ tôi, có 5 người con; bà hai không hôn thú, sinh 6 người con, trong giấy khai sinh để trống phần cha. Cha tôi mất 14 năm trước không để lại di chúc. Sau đó 9 năm, 3 chị em tôi ra nước ngoài, mẹ tôi cũng đi nơi khác, để ngôi nhà mà cha mẹ tôi đứng tên cho mẹ con bà hai dùng. Căn nhà này được chia thừa kế thế nào? Tranh chấp giải quyết ra sao?” (bạn đọc Le Phuong Lan).
“Bố tôi qua đời đột ngột không để lại di chúc. Chúng tôi có ba mẹ con tôi. Đề nghị cho biết quyền thừa kế của mỗi người trong trường hợp này” (bạn đọc Tran Quang Tung).