Trả lời:
1. Bộ luật Dân sự Việt Nam cho phép người để lại di sản lập di chúc bằng văn bản không cần người làm chứng hay xác nhận của chính quyền (Điều 658). Văn bản đó phải được lập theo đúng quy định tại Điều 656: Ghi rõ ngày, tháng, năm lập di chúc; họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc; họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản; di sản để lại và nơi có di sản; việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ; di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu; nếu di chúc gồm nhiều trang, thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.
2. Việt kiều đang sống ở nước ngoài không được đứng tên sở hữu tài sản là bất động sản do được hưởng theo di chúc. Theo quy định tại điểm b, khoản 4 Điều 10 Nghị định số 81/2001/NĐ-CP ngày 5/11/2001 của Chính phủ về việc người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua nhà ở tại Việt Nam thì “đối với người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc diện được quy định tại Điều 5 Nghị định này, nếu nhận thừa kế thì chỉ được hưởng về giá trị của phần thừa kế đó”.
Thạc sĩ Phạm Thanh Bình
Văn phòng luật sư Hồng Hà