"Lúc nào tôi cũng khao khát có một gia đình. Trong phòng, TV luôn sáng dù tôi ngủ hay thức, xem hay không xem, chỉ để nghe được tiếng người nói. Tuy vậy, ngay cả lúc ốm thập tử nhất sinh, tôi cũng không bao giờ ân hận về quyết định sống một mình", nghệ sĩ Lê Vũ Cầu tâm sự khi sức khỏe đang yếu dần vì bệnh xơ gan.
Một ngày cuối năm 1963, chiếc máy bay bị trúng đạn bay vòng vèo qua thị xã Cà Mau, bất thần nó lủi vào một ngôi nhà bên bờ sông, cạnh cầu sắt Phán Tề làm hai vợ chồng người chủ nhà bị vùi trong đất, bỏ lại 6 đứa trẻ mồ côi, trong đó có Lê Vũ Cầu vừa lên 8 tuổi.
Khi Lê Vũ Cầu được đưa vào cấp cứu ở Bệnh viện An Bình (TP HCM), Phước Sang đã mua sẵn quan tài, đạo diễn Thế Ngữ cũng được cắt đặt vào Ban tang lễ, mọi người đã xin cho anh được quản ở Nhà tang lễ Thành phố. Ngay bác sĩ chuyên khoa cũng không tin là anh sẽ sống. Vậy mà anh vẫn sống...
Ngoài vai trò diễn viên hài của nhiều sân khấu lớn ở TP HCM, anh còn là ông chủ của quán "Gà vườn vợ thằng Đậu", chuyên kinh doanh các món gà. Lê Vũ Cầu tâm sự, tính anh vốn nghệ sĩ nên chưa bao giờ dám nghĩ mình sẽ làm kinh doanh nhưng khi bắt đầu làm lại thấy có thêm niềm đam mê ngoài nghệ thuật.
Sau vở 'Con gái ngài giám đốc', anh lại chuẩn bị đạo diễn 'Sụp đổ', được đầu tư khoảng một tỷ đồng. Anh thổ lộ, đây là vở 'chia tay' làng sân khấu sau một cuộc chơi kéo dài gần 20 năm.
Không được học hành, mồ côi từ năm lên 9, Lê Vũ Cầu phải đi đánh giày, làm thuê. Có lần, nghe bạn bè rủ rê, anh dính vào "nàng tiên nâu". Thế nhưng nhờ ý chí và được các cô chú trong đoàn cải lương Minh Cảnh giúp đỡ, anh đã không trở thành kẻ bỏ đi như nhiều người nghĩ.
Từ một đứa trẻ 8 tuổi mồ côi cha mẹ, anh trải qua biết bao tủi hờn cơ cực để có chỗ đứng trên sân khấu kịch và điện ảnh. Giờ đây, khi đã bước sang tuổi 47, Lê Vũ Cầu vẫn “một mình một bóng” với những vai diễn như chính cuộc đời đơn lẻ của mình. Dưới đây là cuộc trò chuyện với anh.