![]() |
Đạo diễn Lê Vũ Cầu. |
- Điều gì khiến anh lao vào một kịch bản tầm cỡ, quy mô như vậy?
- Đúng là tôi muốn lao vào một cuộc chơi mới, dù là cuộc chơi cuối cùng của sân khấu, vì quả thật tôi đã ngán ngẩm cái cảnh đưa ra một kịch bản kèm theo mấy chục triệu đồng gói gọn, cứ quanh đi quẩn lại trong cái hộp sân khấu vuông vuông. Rất thèm làm một cái gì đó cho đã tay. Tình cờ gặp kịch bản Sụp đổ của ông Dương Linh, tôi chợt nghĩ ra những ý tưởng dàn dựng là lạ, bèn đẩy tới luôn. Sau này chúng tôi sẽ đổi tựa đề cho mềm mại hơn.
- Anh nghĩ sao khi đề tài truyền thống cách mạng sẽ khó hấp dẫn người xem hiện nay?
- Kịch bản này lấy bối cảnh trải dài từ lúc Mỹ đem tàu chiến vào Đà Nẵng năm 1963 cho đến ngày giải phóng miền Nam 30/4, trong đó có rất nhiều cuộc đấu tranh của các chiến sĩ cách mạng như Võ Thị Sáu, Nguyễn Văn Trỗi. Tôi nghĩ đề tài cách mạng không có gì đáng sợ, nếu mình làm cho hấp dẫn.
Sẽ có 2 trực thăng và 2 xe tăng hiện diện trên sân khấu và ngoài sân. Có cảnh đốt cháy xe tăng. Có cảnh đồng ruộng với người dân hiền lành đang trồng trọt, bất ngờ một chiếc máy bay với hàng trăm lính đổ bộ chụp xuống đè nát tất cả, nghĩa là thiết kế sàn diễn trên máy bay luôn. Nhà nước cho mượn xe tăng, máy bay và góp thêm lực lượng gồm 200 bộ đội tham diễn. Diễn viên chính hơn 10 người, cộng với vai phụ và vai quần chúng khoảng 100 người.
- Kinh phí lớn như thế anh lấy từ nguồn nào?
- Tôi đã trình lên Ban khoa giáo Trung ương, được hoan nghênh và tài trợ 300 triệu đồng. Số còn lại tôi sẽ vận động các ban ngành khác. Giá vé sẽ vừa phải, để nhiều người được thưởng thức.
(Theo Thanh Niên)