Chủ tịch BIDV Trần Bắc Hà cho biết đã thuê 3.000 m2 mặt bằng tại Yangon làm trụ sở, đầu tư nhân sự, hệ thống để sẵn sàng lập ngân hàng ngay khi được nước này cấp phép.
Hãng hàng không quốc gia - Myanma Airways vừa ký hợp đồng với GE Capital (Mỹ) để thuê 10 chiếc Boeing trị giá gần 1 tỷ USD
Myanmar đang được kỳ vọng thành con hổ châu Á nhưng nếu không duy trì cải cách kinh tế, nước này sẽ rơi vào tình trạng như Việt Nam - tăng trưởng chậm, vốn đầu tư nước ngoài giảm và doanh nghiệp kém năng suất.
Theo thông báo tuần trước của Ủy ban Đầu tư Myanmar (MIC), tổng vốn đầu tư nước ngoài vào quốc gia này đã đạt 43 tỷ USD, tính đến hết tháng 8. Trong đó, Trung Quốc là nước rót vốn lớn nhất.
Theo lãnh đạo Savills, sự mở cửa của Myanmar đang là cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt. Riêng với thị trường bất động sản, nước này đang có sự tăng trưởng tương đồng như tại Việt Nam năm 2006.
Các công ty Myanmar không có tiềm lực lớn như các hãng nước ngoài, khó tiếp cận vốn, chi phí ngày càng đội lên do giá thuê văn phòng tăng vọt. Kể cả trong trường hợp lập liên doanh, họ cũng có nguy cơ bị đối tác ngoại chèn ép.
Yangon chỉ có ba tòa tháp được xây từ thập niên 90, mà giá thuê đã leo lên hơn 1.100 USD mỗi m2 một năm, so với chỉ hơn 830 USD tại khu Downtown Manhattan (New York, Mỹ), theo báo cáo của CBRE.
Đây là cột mốc quan trọng với Trung Quốc khi quốc gia tiêu thụ năng lượng nhiều nhất trên thế giới này mở rộng khả năng tiếp cận với các nguồn thông qua Ấn Độ Dương.
Nước này sẽ học tập mô hình của sàn chứng khoán Singapore và Nhật Bản do cảm thấy có nhiều điểm tương đồng. Ban đầu, Myanmar sẽ chỉ cho công ty trong nước niêm yết.
Cho rằng đầu tư vào Myanmar chỉ có lợi, nhưng Chủ tịch BIDV Trần Bắc Hà nhắn nhủ những "quý ông" khi đến chinh phục cần tạo được lòng tin chứ không thể "ăn sổi ở thì".
Du lịch đang bùng nổ ở thành phố Yangon khiến ngay cả Liên Hợp Quốc (UN) cũng phải rời khỏi nơi văn phòng đã thuê từ 2007 để tìm kiếm nơi làm việc mới.
Sân bay quốc tế Hanthawaddy có chi phí một tỷ USD, dự kiến hoàn thành sau bốn năm nữa trên diện tích hơn 39 km2 với khả năng phục vụ 12 triệu hành khách mỗi năm.
Phó tổng giám đốc Viettel, Tống Viết Trung cho biết, tập đoàn này đang cân nhắc tới khả năng hợp tác với các công ty đã có giấy phép đầu tư tại Myanmar.
Cú 'sảy chân' mới đây của đại diện Việt Nam - Viettel trên đường đua khai phá thị trường viễn thông Myanmar chỉ là một ví dụ nhỏ cho cuộc chiến kinh doanh đang ngày càng trở nên khốc liệt tại 'mảnh đất vàng' của Đông Nam Á này.
Đại diện Viettel cho rằng đây là một thông tin đáng tiếc nhưng cũng không quá bất ngờ vì tập đoàn phải cạnh tranh với những đối thủ có tiềm lực rất mạnh.
Bất chấp sự phản đối của Hạ viện, Hội đồng Đánh giá và Sàng lọc nhà thầu viễn thông Myanmar (TOTSC) tối 27/6 vẫn quyết định công bố hai công ty được nhận giấy phép kinh doanh là Telenor của Na Uy và Ooredoo của Qatar.
Hạ viện Myanmar vừa thông báo hoãn công bố kết quả đấu thầu hai giấy phép kinh doanh viễn thông tại nước này cho đến khi luật mới có hiệu lực. Tập đoàn Viettel của Việt Nam cũng nằm trong số hơn 10 nhà thầu chờ đợi kết quả này.
ANZ vừa khai trương văn phòng đại diện tại Myanmar - đất nước mà phần lớn người dân vẫn sử dụng tiền mặt nhưng được đánh giá là "thị trường màu mỡ và tiềm năng" cho ngành ngân hàng phát triển.
Myanmar vừa ra lệnh cấm tất cả máy bay dòng MA60 của Trung Quốc cất cánh để kiểm tra độ an toàn, sau 2 tai nạn liên tiếp trong một tháng qua.
Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL), Đoàn Nguyên Đức cho biết, 3-5 năm tới, doanh nghiệp có 2 nắm đấm uy lực là cao su tại Lào, Campuchia và khu phức hợp ở Yangon. Trong đó Myanmar sẽ là mỏ vàng vươn đến giá trị 1 tỷ USD.