Catherine Karnow, phóng viên phương Tây duy nhất được Đại tướng Võ Nguyên Giáp đồng ý cho phỏng vấn riêng và theo ông tới Điện Biên Phủ năm 1994, có những kỷ niệm đặc biệt về Tướng Giáp.
Nghe tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần, người dân từ nhiều miền quê đã đổ về Hà Nội để được chào tiễn biệt "Người anh cả của quân đội". Trong buổi viếng đầu tiên, hàng nghìn người đã xếp hàng dài cả km trước cửa số 30 Hoàng Diệu.
Chủ tịch Cuba, Đại tướng Raul Castro hôm qua gửi điện chia buồn tới các lãnh đạo và nhân dân Việt Nam trước sự ra đi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, "người chiến sĩ huyền thoại đấu tranh vì tự do của Việt Nam và là người bạn thân thiết của Cuba".
Buổi lễ được tiến hành trong nhà bằng gỗ, phên nứa, lợp tranh, cạnh bờ một con suối lớn. Sát vách gian giữa là bàn thờ Tổ quốc.
Cecil Currey, giáo sư lịch sử quân sự nổi tiếng và là tác giả cuốn sách "Chiến thắng bằng mọi giá", từng đánh giá Đại tướng Võ Nguyên Giáp sánh ngang với Alexander đại đế.
Để tưởng nhớ cố đại tướng Võ Nguyên Giáp vừa qua đời, đội U19 Việt Nam sẽ đeo băng tang trong trận cuối ở bảng F vòng loại giải U19 châu Á vào chiều mai (7/10).
Người dân Điện Biên thay nhau hái hoa rừng đặt trên chiếc bàn làm việc đơn sơ bằng tre nứa ở lán làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vị tổng chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa, để tưởng nhớ ông.
Dòng người xếp hàng kéo dài cả cây số từ cổng nhà 30 Hoàng Diệu (Hà Nội), chờ tới lượt đến bên bàn thờ tưởng niệm Đại tướng.
Bà Lay Borton, nhà văn Mỹ từng dịch nhiều cuốn sách về đại tướng Võ Nguyên Giáp, nói rằng các bạn Việt Nam "thật tự hào vì có một vị tướng huyền thoại".
"Mỗi lần về quê, Đại tướng chỉ thích ăn những món dân dã như rau muống luộc, cà muối, và nghe một vài điệu hò khoan giã gạo đặc trưng của vùng quê Lệ Thủy", ông Võ Đại Hàm, cháu ruột Đại tướng Võ Nguyên Giáp, kể.
Trước sự ra đi bất ngờ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, bạn đọc đã gửi về VnExpress hàng trăm bài thơ chia sẻ sự tiếc thương, tiễn biệt.
Tối 5/10, hàng trăm người dân Thủ đô đã tới ngôi nhà 30 Hoàng Diệu, nơi Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng cùng gia đình sinh sống để bày tỏ tình cảm, lòng thành kính khi biết tin ông từ trần.
Suốt ngày hôm nay, khu nhà lưu niệm của Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở Lệ Thủy (Quảng Bình) chật kín người đến thăm hỏi, thắp hương khi hay tin vị tướng lỗi lạc của dân tộc vừa từ trần.
“Bên cạnh ông những giây phút cuối trước khi ông ra đi một cách nhẹ nhàng có đầy đủ con, cháu và những người thân cận nhất”, anh Võ Hồng Nam, con trai út của Đại tướng Võ Nguyên Giáp chia sẻ.
Từ những cựu chiến binh từng có thời gian làm việc cùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đến những người dân bình thường khắp cả nước đều bày tỏ sự hụt hẫng, như mất đi người thân của mình khi nghe tin Đại tướng qua đời tối 4/10.
Là một nhà quân sự thiên tài, Đại tướng Võ Nguyên Giáp luôn được các sử gia, học giả, nhà báo nổi tiếng nước ngoài ngưỡng mộ.
Tang lễ Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ được tổ chức trọng thể theo nghi thức Quốc tang trong hai ngày 12 và 13/10. Lễ an táng được tổ chức tại Quảng Bình vào ngày 13/10 theo nguyện vọng của gia đình.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam, đã đánh bại mọi quân đội đối phương với khả năng chỉ huy tài tình và nghệ thuật quân sự riêng có.
Không chỉ là một vị tướng tài danh, đại tướng Võ Nguyên Giáp còn là người ông, người cha hết lòng vì con cháu, sống giản dị và gần gũi với mọi người.
"Tôi vào thăm tướng Giáp, lúc đó anh rất yếu và thở hắt ra. Một cảm giác mất mát, đau đớn xâm chiếm tôi khi con trai Đại tướng thông báo anh đã từ trần một ngày sau đó", Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên tâm sự với VnExpress.net.