Pác Bó thuộc xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, nằm sát biên giới Việt - Trung, cách thành phố Cao Bằng hơn 50 km.
Sau 30 năm ra đi tìm đường cứu nước và hoạt động ở nước ngoài, ngày 28/01/1941, Nguyễn Ái Quốc trở về Việt Nam qua cột mốc 108 và chọn Pác Bó làm nơi ở, hoạt động cách mạng trong những năm 1941-1945.
Tại Pác Bó, Nguyễn Ái Quốc đã mở các lớp huấn luyện về chính trị và quân sự cho cán bộ cách mạng tỉnh Cao Bằng, dịch cuốn Lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô ra tiếng Việt, soạn thảo và xuất bản các tài liệu cách mạng: Lịch sử nước ta, Địa dư Bắc Kỳ; tài liệu huấn luyện quân sự: Cách đánh du kích, Kinh nghiệm du kích Nga, Kinh nghiệm du kích Tàu...
Nhiều hội nghị quan trọng chuẩn bị cho cách mạng Tháng Tám 1945 đã được tổ chức tại đây như: Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ tám (10-19/5/1941) hoàn thiện chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược đối với cách mạng Việt Nam; thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh gọi tắt là Việt Minh...
Ngoài những giờ làm việc, với bộ quần áo Nùng bạc màu, chiếc mũ vải và đôi hài bằng lá mo, Nguyễn Ái Quốc thường đến thăm, gặp gỡ và trò chuyện với dân làng Pác Bó, giải thích cho họ hiểu nguyên nhân của sự khổ cực, động viên họ tham gia vào mặt trận. Hình ảnh "ông Ké", "Già Thu" đã in đậm trong lòng của người dân Pác Bó những ngày đầu cách mạng.
Với những giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học, Khu di tích lịch sử Pác Bó được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt năm 2012.
Ngày nay, khi đến với Cao Bằng, trên hành trình trở về "cội nguồn cách mạng" bạn có thể đến thăm cột mốc 108 (nay là mốc 675) - nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt bước chân đầu tiên sau 30 năm bôn ba nước ngoài; hang Pác Bó; bàn đá "chông chênh dịch sử Đảng"; suối Lênin, núi Các Mác, lán Khuổi Nặm... Nhà trưng bày ở khu di tích còn lưu giữ chiếc máy chữ, làn mây, đôi dép cao su... Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dùng.
Câu 7: Đâu là loại hạt nổi tiếng ở Cao Bằng?