![]() |
Mặc mưa ướt áo, nhiều người dân vẫn đến tham quan, mua sắm. Những mặt hàng truyền thống như giò lụa, giò xào, bánh chưng đóng gói sẵn... thu hút sự quan tâm của khách địa phương trong phiên “Chợ Tết”. |
![]() |
Nhiều người tiêu dùng còn mặc áo mưa, che ô để đi mua sắm hàng hóa tiêu dùng, giỏ quà cho ngày Tết Nguyên Đán sắp tới. Mỗi giở quà có giá từ 50.000 đồng trở lên. |
![]() |
Gian hàng bình ổn giá với dầu ăn, thực phẩm thiết yếu... được nhiều khách hàng quan tâm do nơi đây chưa có siêu thị, điểm bán hàng bình ổn giá cố định. Tuy nhiên, theo nhận định của một vài người tiêu dùng, giá cả không rẻ hơn so với khu vực bên ngoài. |
![]() |
Trẻ em hứng thú tham gia phiên Chợ Tết. |
![]() |
Chị Nguyễn Thị Lý, xã Thượng Cát, Từ Liêm mua hơn một triệu đồng tiền hàng, chủ yếu là thực phẩm Tết cho gia đình. Theo chị Lý, sản phẩm có hạn sử dụng, nhãn mác, xuất xứ rõ ràng khiến chị hài lòng nên mua nhiều, dù giá cả không rẻ so với mức chị vẫn thường mua. |
![]() |
Trời rét, cận Tết, nhiều người tranh thủ sắm quần áo ấm mùa đông. Thời trang được đưa về đây đều là hàng “Made in Vietnam”. |
![]() |
Đại diện Tổng công ty thương mại Hà Nội Hapro, đơn vị triển khai phiên chợ này cho hay, “Chợ Tết” tại Từ Liêm được tổ chức từ ngày 14/1 đến ngày 18/1, có 24 gian hàng. Trong đó, 50% là hàng thực phẩm, 30% là hàng phi thực phẩm , còn lại là quần áo, thời trang. |
![]() |
Cùng ngày, 5 điểm “Chợ Tết” khác cũng được đồng loạt khai mạc tại các huyện Quốc Oai, Hoài Đức, Đông Anh, Thường Tín, Gia Lâm trên nền diện tích 1.000 – 3.000 m2, với tổng số vốn trên 10 tỷ đồng. Các chương trình đều tổ chức theo mô hình chợ quê, tập trung vào sản phẩm Tết và bình ổn giá. |
![]() |
Đặc sản bưởi Diễn của Từ Liêm được bán với giá 35.000 đồng đắt hàng ngay với chính những người dân địa phương. |
![]() |
Gian hàng dùng thử miễn phí tập trung sự chú ý của nhiều người, cả trẻ nhỏ và người già cùng tham gia chương trình. |
![]() |
Bán hàng lưu động song ban tổ chức vẫn có thiết bị thu ngân như đối với siêu thị. Khu vực thanh toán thường xuyên bị ứ đọng do lượng khách khá lớn. |
Trước đó, từ ngày 9/1 đến 18/1, Sở Công Thương Hà Nội đã tổ chức chương trình trung tâm thương mại bán hàng lưu động tại 9 quận, huyện là Hoàng Mai, Sóc Sơn, Thanh Trì, Gia Lâm, Chương Mỹ, Ba Vì, Ứng Hòa, Phúc Thọ, Thạch Thất. Mỗi địa điểm có diện tích từ 1.000 đến 2.000m2. Một số doanh nghiệp tham gia bán hàng như Tổng Công ty Thương mại Hà Nội Hapro, Siêu thị Big C, Fivimart... Ông Nguyễn Văn Đồng, Phó giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, hàng hóa tại các điểm bán hàng lưu động, Chợ Tết chủ yếu là bánh mứt kẹo, bia, rượu, thực phẩm, hàng bình ổn giá... “Hàng hóa đã được kiểm định, đưa về các quận, huyện ngoại thành để phục vụ người dân địa phương mua sắm dịp Tết Nguyên Đán 2012. Tuy nhiên, tôi vẫn lưu ý các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc việc cung ứng hàng đủ chất lượng, đảm bảo đúng giá đăng ký với Sở và có xuất xứ trong nước... Người mua cũng nên cân nhắc kỹ để chọn được sản phẩm phù hợp và cần thiết với nhu cầu”, ông Đồng khuyến cáo. |
Xuân Ngọc
Giới kinh doanh đau đầu với Tết 2012 - Taichinh.vnexpress.net |
- Nhân viên ngân hàng lo thưởng Tết giảm |