Ông Arthur A. Janszen, cũng giống như John Hilliard, người sáng lập ra Altec Lansing, đã từng làm việc trong hải quân Mỹ trong chiến tranh thế giới thứ hai. Sau chiến tranh, ông trở về tập trung nghiên cứu loa tĩnh điện để sử dụng trên máy bay chiến đấu của hải quân. Cơ quan nghiên cứu kỹ thuật của hải quân đã rất ngạc nhiên về cấu trúc kỹ thuật và trình diễn âm thanh của các cặp loa do Arthur chế tạo, tuy nhiên, hải quân lại không phát triển dự án này của ông.
Arthur A. Janszen quyết định tiếp tục nghiên cứu tại nhà. Năm 1954, ông lập ra phòng thì nghiệm Janszen. Cùng thời gian đó, ông đưa ra nghiên cứu của mình về việc phát triển loa tĩnh điện, cùng với một loạt sản phẩm, như loa tép JansZen 1-30 (nổi tiếng khi được ghép trong cặp loa Acoustic Research AR-1), dòng loa toàn dải KLH Nine và Acoustech X. Ngoài ra, Janszen còn phát triển mạng lưới EQ cho máy nghe nhạc và thiết kế cho các thiết bị âm thanh như đài KLH.
*Thú chơi loa kèn
*Dải băng Leisure
*Loa tĩnh điện lai
*Sonus Stradivari
Arthur Janszen qua đời năm 1991, tuy nhiên dòng loa mang tên ông vẫn không bị thất truyền. Năm 2005, David Arthur Janszen, con trai ông, lập ra hãng loa JansZen. Sau mấy chục năm làm kỹ sư thẩm âm, đo đạc thiết bị âm thanh và nghiên cứu quá trình sản xuất, năm 2004, David quyết định đưa việc nghiên cứu và sản xuất loa mành của mình vào thực tế.
Dòng loa JansZen mới đã kế thừa công nghệ đã được ông Arthur áp dụng từ những năm 50, nhưng có đổi mới về thiết kế. Thiết kế mới dựa trên sự phát triển các thành phần tĩnh điện và ứng dụng mới của các nội dung cơ bản. Sản phẩm đầu tiên dưới thương hiệu JansZen là loa tĩnh điện lai ZansZen One.
JansZen One có kế thừa những kỹ thuật của ông Arthur và phát huy, thêm vào các chi tiết mới và công nghệ mới làm âm thanh tốt hơn. David đã thay đổi kết cấu loa, theo đó các loa tép sẽ dàn thành một hàng để tạo ra dải âm thanh hình trụ và do đó sự tán sắc âm thanh sẽ rộng.
Màng loa tĩnh điện thường khá mỏng và nhẹ nên có độ linh hoạt cao và tái tạo âm thanh rất tốt. Tuy nhiên, loa tĩnh điện thường mắc phải một nhược điểm ở loa tép. Loa tweeter tĩnh điện có khả năng định hướng rất cao, phát ra tia âm thanh. Nó tạo ra những điểm ngọt (sweet spot) trong phòng nghe. Điểm ngọt là nơi âm thanh cân bằng nhất, khi người nghe di chuyển ra khỏi điểm đó sẽ cảm thấy chất lượng âm thanh sẽ giảm đi. Để khắc phục, các nhà sản xuất loa tĩnh điện thường uốn cong bề mặt loa để tạo nên diện sweet spot rộng hơn, hoặc đặt nhiều loa để tăng diện nghe. Nhưng các loa của JansZen không giống vậy, nó triệt tiêu hiệu ứng sóng âm trên để âm thanh được nghe từ mọi phía trong phòng mà không đặt các loa thành phần xa nhau.
Chiếc loa thế hệ thứ 5 này được miêu tả như làn gió mới của JansZen. Đôi loa có giá 32.000 USD/cặp, cao 2 mét.
Đức Thanh (theo Stereophile)