D40x với ống kính 18 - 55 mm giống như bản gốc D40.
Khi Nikon D40 vừa có mặt trên thị trường vào cuối năm ngoái, nhiều người phàn nàn là nó chỉ có cảm biến ảnh 6 Megapixel. Không phớt lờ ý kiến của khách hàng, Nikon nhanh chóng nâng cấp sản phẩm này lên phiên bản D40x, có thiết kế gần giống nhưng bao gồm một cảm biến ảnh CCD 10,2 Megapixel. Tất nhiên, điều này có nghĩa là bạn phải lựa chọn việc tiết kiệm ngân sách, điều rất cần để sắm thêm các ống kính và phụ kiện, hay cần thêm "chấm". Mặt khác, nếu là tay máy có kinh nghiệm, bạn cũng phải cân đong giữa việc sắm D40x và D80 cũng có cảm biến 10 chấm, nhưng D80 có nhiều tính năng và điều khiển nâng cao trong khi D40x hướng về người mới dùng máy D-SLR.
4 lựa chọn cấu hình
Như phiên bản gốc, D40x bao gồm bộ xử lý ảnh tương tự như Nikon D200 và hệ thống đo sáng kiểu ma trận màu 3D với cảm biến ánh sáng 420 pixel (3D Color Matrix Metering II) giống như D80. Trong khi D40 chỉ được trang bị ống kính 18 - 55 mm f/3.5 - f/5.6 trong bộ kit thì D40x có tới 4 lựa chọn: Riêng thân máy; bộ kit với ống kính 18 - 55 mm tương tự D40; bộ kit hai ống kính 18 - 55 mm và 55 - 200 mm f/4-to-f/5.6 VR (ống kính chống rung gọn nhẹ và giá mềm nhất của Nikon hiện nay); hoặc dùng ống kính 18 - 135 mm f/3.5-to-f/5.6 như trên Nikon D80.
Các Nikonian sẽ nhận thấy tất cả các ống kính này chịu đựng thiết kế AF-S. Tức là không hỗ trợ việc tự động lấy nét, bởi thế nếu bạn muốn chụp tự động hạn chế dùng các ống kính AF-S hoặc AF-I. Hạn chế này làm bạn phải tự chỉnh nét bằng tay nên phụ thuộc nhiều vào kỹ năng và kinh nghiệm mặc dù hệ thống ngắm 0,8x của D40x khá sáng và nét. Tuy nhiên, nếu bạn gặp khó khi căn đường chân trời, bạn sẽ thấy cần đến tính năng lưới mắt cáo tới mức nào.
Các bài liên quan
*Nikon D40 - máy chuyên giá hời
*Nikon D80 - nhanh như chớp
*EOS 400D - chụp nhanh, ảnh đẹp
Đây là một trong những máy ảnh D-SLR có thiết kế nhỏ gọn nhất trên thị trường. Nó có gờ nổi khá thoải mái cho việc cầm nắm mặc dù nhiều người thích nó chỉ nhỏ như tay cầm máy ảnh của Pentax và Canon 400D. Mặc dù hài lòng về kích cỡ, nhưng bạn sẽ không tìm thấy màn hình LCD thứ hai để hiển thị các thông tin cài đặt ở trên đỉnh máy như các model tầm trung và cao cấp. Thay vào đó, màn hình LCD 2,5 inch sẽ đảm nhận hai nhiệm vụ là hiển thị thông tin cài đặt bên cạnh vai trò hiển thị menu và xem lại ảnh.
D40x với lựa chọn chỉ riêng thân máy. |
Nikon trang bị cho D40 giao diện màn hình đồ họa mới và vẫn duy trì trên D40x. Giao diện này khá thân thiện, tốt trong việc chỉ cho người dùng thấy ngay tác dụng của các bước cài đặt. Tuy nhiên, biểu đồ điều khiển mới lạ không thật tiện dụng nên người dùng vẫn phải tra cứu sách hướng dẫn. Ví dụ, chỉ cần bấm một lần nút Info gần nút chụp hoặc nút "i" phía sau máy để lấy ra các thông tin trên màn hình nhưng bạn sẽ phải giở sách và phát hiện ra rằng bấm hai lần nút "i" sẽ giúp chuyển sang thay đổi các cài đặt cân bằng trắng, ISO, đo sáng, lấy nét tự động AF, hoặc cỡ hay chất lượng ảnh. Rõ ràng là thiết kế này đơn giản nhưng đôi khi mất thời gian khám phá và khi lỡ tay nhấn đúp.
Trong khi không chỉ có mình Nikon sử dụng hệ thống tự động lấy nét (AF) 3 điểm cho máy ảnh D-SLR dòng entry (E410 và E510 của Olympus cũng sử dụng hệ thống này), một số hãng cạnh tranh như Canon lại trang bị cho chiếc 400D loại AF 9 điểm còn Pentax cung cấp cho K100D và K110D hệ thống tự lấy nét 11 điểm tinh vi hơn.
Trong thử nghiệm, D40x thỉnh thoảng gặp khó trong việc canh nét chủ thể, thỉnh thoảng chọn sai và hầu như lấy nét hơi chậm. Còn các mặt khác, D40x đều vượt qua các đối thủ. Dải cài đặt nhạy sáng của nó từ ISO 100 đến ISO 1.600, nhưng có thêm chế độ H1 tương đương ISO 3.200. Trong khi đó, ở D40 mức nhạy sáng thấp nhất là ISO 200 giống như các máy của Pentax. Canon 400D và hai máy ảnh Olympus nói trên cũng có ISO xuất phát từ 100 nhưng cao nhất là ISO 1.600. Tốc độ mở cửa trập của D40x từ 30 giây đến 1/4.000 giây, và bù phơi sáng là trong dải 5 EV theo nấc 1/3EV. Tuy nhiên, dải bù phơi sáng hiện lên trên ống ngắm và màn hình LCD vẫn chỉ là 2 EV, bởi thế bạn cần phải chú ý đến các chỉ thị số cực nhỏ cạnh thước tỷ lệ. Nấc điều chỉnh 1/3EV được coi là chính xác hơn nấc 1/2EV ở một số máy như Fujifilm S3 Pro.
Như trước đây, Nikon chỉ trang bị phần mềm xử lý ảnh thô Picture Project RAW ít tiện ích cho D40x và yêu cầu người dùng thêm 150 USD đặt hàng Capture NX nếu muốn có thêm nhiều tiện ích chỉnh sửa ảnh RAW. Do đó, nếu bạn có ý định dùng D40x để chụp ảnh RAW bạn phải đầu tư thêm 150 USD khiến giá bán của nó không còn cạnh tranh, trong khi các hãng đối thủ đều trang bị trình chỉnh sửa khá tươm lại miễn phí. Về mặt tích cực, Capture NX được viết rất tốt với nhiều công cụ sửa ảnh khá mới.
Chụp cực nhanh
D40x trong phương án lắp ống kính 18 - 135 mm của D80.
Trong thực thi, D40x có tốc độ chụp ấn tượng. Nó chỉ cần 0,15 giây để khởi động và bắt bức hình JPEG đầu tiên. Các bức JPEG tiếp theo cũng chỉ cần 0,48 giây giữa các bức khi tắt flash và 0,85 giây khi bật flash. Thời gian chờ giữa các bức ảnh RAW là 0,75 giây. Trễ mở cửa trập là 0,4 giây trong điều kiện tương phản cao và 0,9 giây với các bức tương phản thấp (sáng yếu). Khi chụp liên tiếp, D40x có thể chụp ảnh JPEG ở tốc độ trung bình 2,97 hình/giây bất kể cỡ ảnh.
Ảnh đẹp, màu trung thực
Chất lượng ảnh D40x cực đẹp. Màu sắc rất chính xác và bão hòa và không hề gặp hiện tượng quá lố. Ảnh có dải động rộng, chi tiết ở hai hai game màu sáng và tối. Chụp với ống kính 18 - 55 mm, ảnh nét hiếm thấy với một lens kit dòng entry, mặc dù có chút ít nhiễu với các tông màu cực sáng. Cân bằng trắng tự động hơi ngả ấm với nguồn sáng dây tóc, nhưng chuyển sang chế độ "tungsten" là trung tính trở lại. Tuy nhiên, màu trung tính nhất vẫn là khi chỉnh cân bằng trắng bằng tay. Đèn flash tích hợp của D40x khá mạnh mẽ được Nikon cam đoan có hiệu quả trong vòng gần 12 m ở mức nhạy sáng ISO 100 và có khả năng cân bằng tốt giữa flash với ánh sáng môi trường xung quanh.
Nhiễu ISO cũng rất thấp ở D40x. mức nhạy sáng ISO 100 và ISO 200, nhiễu hầu như không tồn tại. ISO 400, nhiễu bắt đầu nhìn thấy được trên màn hình lớn và ảnh mờ đi đáng kể nhưng không hề hấn gì khi in ra. Thậm chí là ở ISO 800 các bức ảnh in cũng không bị ảnh hưởng mấy bởi nhiễu mặc dù khá rõ trên màn hình. Nikon đã ghim mức nhiễu khá tốt khiến ảnh vẫn chấp nhận được. Kể cả ISO 1.600, nhiễu chỉ nhiều hơn nhưng vẫn có thể sử dụng để in; và hình vẫn còn đảm bảo tính chi tiết và có thể đọc được text. Tuy nhiên mức Hi1 nhiễu trở nên dễ thấy nhất, tính chi tiết của đường nét và màu sắc tất thảy bị giảm hẳn tuy nhiên, bạn vẫn có thể tận dụng in ra các ảnh cỡ nhỏ.
Ưu: Thiết kế gọn nhẹ, thoải mái, nhiễu rất thấp cả ở các mức ISO, menu tính tùy chọn cao, cảm biến CCD 10,2 triệu điểm ảnh.
Nhược: Ống kính tác động chậm, phần mềm chỉnh sửa ảnh RAW yêu cầu mua thêm, các nút điều khiển vụng về, thỉnh thoảng chậm canh nét, không tự động làm sạch cảm biến, ảnh RAW chụp ko ấn tượng bằng ảnh JPEG
Điểm đánh giá: 7,7/10.
Như vậy, Nikon D40x là một máy ảnh dòng "entry" đáng nể. Nó chụp khá nhanh ở độ phân giải 10 chấm và cho ảnh sắc nét ít bị nhiễu ISO. Nó chụp chỉ chậm hơn một chút so với Canon 350D nhưng lại nhiều chấm hơn. D40x có một lựa chọn dùng ống kính của D80 nhưng tính năng hầu như không hi-end bằng. Tuy nhiên, với người dùng lần đầu sử dụng máy ảnh số ống kính rời, D40x vẫn là lựa chọn hàng đầu.
T.B. (theo Cnet)
Ảnh: Letsgodigital