D40 nhỏ gọn với kích thước 126 x 64 x 94 mm và nặng chỉ 475g. |
D40 được Nikon nhắm tới người dùng máy ảnh D-SLR lần đầu. Các tính năng chủ chốt của D40 còn là tổng hợp ưu điểm của các vị tiền bối D200, D80 và D50: cảm biến ảnh 6 chấm của D50, bộ xử lý ảnh của D200 và hệ thống đo sáng kiểu ma trận 3D Color Matrix Metering II của D80. Nikon quyết định trang bị đế gắn mới hỗ trợ hai dòng ống kính mới nhất AF-S và AF-I, nhưng khả năng tương thích với các ống kính cũ bị giới hạn.
Thiết kế loại bỏ màn hình LCD phụ
Theo xu hướng thiết kế của các máy ảnh D-SLR cơ bản gần đây, Nikon cũng không trang bị màn hình LCD phụ trên đỉnh máy, mà gộp các thông tin hiển thị cài đặt này vào màn hình LCD chính (2,5). Một nút bấm nhỏ có vai trò cho phép lấy ra các thông tin cài đặt hiện hành, và một nút thứ hai để bạn thay đổi các cài đặt này kết hợp với vai trò của phím điều khiển 4 hướng.
*Dân nghiệp dư 'mơ' máy ảnh chuyên |
*Camera số cho dân chuyên |
*Các máy ảnh Nikon |
Nếu bạn đang dùng một máy ảnh loại tự động, bạn sẽ cảm thấy D40 cũng hết sức thân thiện. Hiển nhiên, máy ảnh này nhiều tính năng hơn nên bạn phải lách cách hơn trong quá trình thao tác, và phải biết kết hợp sử dụng các phím bấm và chế độ thích hợp. Nikon trang bị phím Fn đế người dùng có thể cài đặt lại chức năng các vị trí trong phím tròn xoay theo những chức năng được sử dụng nhiều nhất, như chất lượng/cỡ ảnh, ISO, cân bằng trắng hoặc chế độ điều khiển. Mặc dù vậy, bạn cũng chỉ được phép chọn trong số các tính năng quan trọng nhất do nhà sản xuất đưa ra.
Có rất nhiều cách để chọn giao diện màn hình và hiển thị các thông tin cài đặt trên màn hình LCD chính của D40, đặc biệt có cả chế độ chọn hình nền. |
Nikon D40 cũng cải tiến hơn so với D50 về hệ thống ngắm hợp thời, với hệ số phóng đại là 0,8x thay vì 0,75x. Tuy nhiên, sản phẩm thiếu lưới mắt cáo khi ngắm ảnh, một tính năng quan trọng với người mới tập sử dụng bởi họ chưa có kinh nghiệm trong việc xác định đường chân trời. Nikon còn cắt giảm số điểm lấy nét từ 5 xuống 3.
Tính năng
Về khía cạnh này, D40 có bộ tính năng khá ấn tượng xét ở góc độ một máy ảnh D-SLR giá thấp điển hình. Mặc dù độ phân giải 6 Megapixel là hơi hẻo so với mặt bằng chung năm nay, nhưng các bức ảnh chụp được cũng có kích thước in ra lên tới 33 x 48 cm, thậm chí có thể lớn hơn.
Nikon trang bị một số tính năng chỉnh sửa ảnh sẵn trong máy như gỡ lỗi mắt đỏ, D-lighting (chỉnh phơi sáng tự động), cắt xén, hay các hiệu ứng lọc màu. |
Máy ảnh này cũng có các mức nhạy sáng cao, từ ISO 200 đến ISO 1.600, và một mức HI 1 tương đương với mức nhạy sáng ISO 3.200. Độ mở ống kính F3.5-F5.6 vừa hẹp lại chậm chạp. Các tính năng khác bao gồm: 3 kiểu lấy nét tự động (một điểm, chủ thể di động, và chủ thể gần nhất), ba phương thức chụp (chụp liên tiếp, từng bức một, kết hợp), tốc độ mở cửa trập từ 3 đến 1/4.000 giây, đèn flash, bù phơi sáng theo các nấc 1/3 EV và 3 chế độ phơi sáng (điểm, trung tâm, và ma trận).
Nếu bạn chụp ảnh RAW, hãy chuẩn bị ngân sách cho phần mềm Capture NX của Nikon; bởi phần mềm có sẵn kèm theo máy Picture Project là không đủ.
Thực thi
Trễ mở cửa trập và tốc độ lấy nét tự động của D40 là kém nhất. Còn lại, nó khởi động siêu nhanh chỉ cần 0,3 giây. Nhưng trễ mở cửa trập trong điều kiện sáng tốt lên tới 0,7 giây (khá lâu xét ở góc độ máy D-SLR), và lâu gấp đôi với điều kiện sáng yếu (1,6 giây). Đôi khi bạn sẽ có thể bỏ lỡ các khoảnh khắc quan trọng xảy ra chớp nhoáng vì điều này. Khi chụp tự động nó cũng chậm chạp (1 - 2 giây) khi bạn đang lấy nét chủ thể lại chuyển sang chụp từ chủ thể xa thành chủ thể ở gần hoặc ngược lại.
Tuy nhiên, thời gian chờ giữa các bức ảnh RAW hoặc JPEG lại khá ngắn, chỉ 0,6 giây (ngắn hơn trễ mở cửa trập vì máy ảnh này không cần lấy nét lần thứ hai), nếu bật flash, nó cũng chỉ cần thêm có 0,3 giây. Trong chế độ chụp liên tiếp, D40 tỏ ra cũng đáng nể so với các máy ảnh cùng dòng, với tốc độ 2,5 hình/giây; có thể nó chậm hơn một chút so với chiếc Canon EOS 400D nhưng lại cho phép chụp nhiều bức hơn.
Ưu: Ngoại hình gọn nhẹ vừa tay, kiến trúc menu thân thiện và hướng dẫn dễ hiểu thích hợp với người mới dùng, ãnh có nhiễu cực thấp ở các mức ISO cao
Nhược: Ống kính hơi chậm chạp, chỉ có 6 "chấm", phải mua thêm phần mềm chỉnh sửa ảnh RAW
Điểm đánh giá: 7,5/10
Chất lượng ảnh
Nikon D40 cũng giành được điểm cao về chất lượng ảnh, bởi nó cho nhiễu rất thấp ở các mức nhạy sáng (ISO) cao, nhiễu do ống kính được tối thiểu hoá, đo và phơi sáng hoàn hảo, màu sắc trung thực.
Đây là 3 bức hình chụp ứng với ba chế độ đo sáng ma trận (trái), trung tâm (bức ở giữa), và điểm, và rõ ràng chúng khác nhau đáng kể. Trong khi đó, hầu hết các máy ảnh D-SLR bình thường cho các bức ảnh đo sáng kiểu ma trận và trung tâm giống hệt nhau. Các bức này cũng nhấn mạnh một điều chế độ cân bằng trắng làm việc chính xác. |
Thực thi chụp liên tiếp của D40 ở phòng thử nghiệm tốt hơn bên ngoài, nhưng bạn sẽ thích thú một chế độ chụp kết hợp ảnh RAW+JPEG. |
Chú sóc này cho thấy các bức ảnh chụp ở ISO 800 có nhiễu thấp ở mức đáng nể. |
Nhiều bức ảnh do D40 tạo ra cho đặc tính bão hoà chỉ như máy ảnh chụp nhanh, tức là màu hơi sặc sỡ. |
Trên mức ISO 1.600, Nikon chỉ cung cấp một chế độ có tên gọi "HI 1", tương đương mức ISO 3.200. Nếu như bạn không chụp quá xa hoặc không in ảnh khổ lớn, còn nhìn chung các bức ảnh chụp ở ISO cao cũng khá tốt. |
Tóm lại, nếu bạn cần máy ảnh dòng giá thấp có độ phân giải và tốc độ chụp nhanh hơn, hãy nghĩ đến chiếc Canon D400, và nếu bạn là tay máy có kinh nghiệm hãy dành dụm để sắm Nikon D80. Nhưng nếu bạn hơi eo hẹp về ngân sách và muốn tập tành chuyển sang sử dụng máy ảnh ống kính rời, Nikon D40 chính là ứng viên sáng giá.
Sản phẩm (cả thân máy + lens kit) đã có mặt trên thị trường từ trung tuần tháng 12 với giá là 680 USD (đã bao gồm VAT). Nhân dịp ra mắt, sản phẩm còn được khuyến mại 01 thẻ nhớ dung lượng tới 1 GB.
T.B. (theo Cnet)
Ảnh: Cnet