Dưới đây là những sự kiện và sản phẩm công nghệ thất bại năm 2011 do tạp chí PCWorld của Mỹ bình chọn.
Sau khi bị hacker tấn công mạng PlayStation, Sony đã phải đóng cửa dịch vụ game online của mình trong vòng một tháng và xây dựng lại hệ thống. Một số thông tin về người dùng như tên tài khoản, email, mật khẩu... đã bị lộ trong lần tấn công này. |
BlackBerry PlayBook được RIM giới thiệu vào tháng 4 năm nay với slogan "Amateur hour is over" (thời khắc không chuyên nghiệp đã qua rồi). Tuy vậy, sản phẩm này lại không thu hút được sự chú ý của người sử dụng do không hỗ trợ ứng dụng email, lịch và danh bạ khi mới ra mắt. Những thiếu sót từ Research In Motion, cộng với việc hỗ trợ ứng dụng của bên thứ ba không nhiều đã khiến cho PlayBook không thể trở thành đối thủ của iPad như mong đợi. Hãng này phải bán tablet của mình với giá 200 USD, thấp hơn gần một nửa so với giá gốc đồng thời gánh thêm khoản chi phí sản xuất và lưu kho những PlayBook "ế" tới 485 triệu USD. |
Thế hệ Chromebook đầu tiên được ra mắt vào tháng 6 năm nay. Ý tưởng của Google là giúp cho người sử dụng chỉ phải thao tác và truy cập ứng dụng một cách nhann gọn trên một trình duyệt duy nhất. Tuy vậy, khi ra mắt, những sản phẩm này bị đánh giá là "không đủ nhanh" và tính năng thì giới hạn. |
HP TouchPad lúc mới bán ra có giá ngang ngửa một iPad. Tuy vậy, thiết kế của sản phẩm này lại nặng và dày hơn so với tablet của Apple. Điều đó đã khiến cho mẫu máy tính bảng chạy webOS của HP bán không chạy. HP sau đó đã phải tuyên bố ngừng sản xuất thiết bị chạy nền tảng trên. Tuy nhiên, thất bại của Hewlett-Packard được kéo lại bằng việc TouchPad trở thành mẫu laptop bán chạy thứ hai khi giảm giá xuống chỉ còn 100 USD. |
Một vài năm trước, các nhà sản xuất TV hi vọng rằng 3D sẽ giúp cho họ lấy lại được lợi nhuận trong khi giá bán TV LCD đang ngày một giảm. Trong năm 2011, TV 3D lại không làm được việc trên. Một số công ty nghiên cứ thị trường như SNL Kaga hay NPD cho biết, doanh số sản phẩm này trong năm nay sẽ giảm và người dùng đang ngày một thờ ơ với 3D. |
Mặc dù ra mắt vào năm 2010 nhưng cho tới năm nay, sự thất bại của Google TV mới được biểu hiện rõ rệt. Cụ thể, Logitech kiếm được gần 100 triệu USD do box Google TV Revue của hãng này bán không chạy. Logitech đã phải giảm giá bán sản phẩm trên từ 300 USD xuống chỉ còn 100 USD để thanh lý hàng. Tháng 10 năm nay, Google đã phải cải tiến sản phẩm của mình bằng cách nhấn mạnh vào sự đơn giản và các ứng dụng Android. Tuy vậy, mọi chuyện phải chờ tới năm 2012 mới có câu giải đáp bởi đây là thời điểm Google hợp tác với nhiều đối tác phần cứng mới. |
Sau sự thất bại của TouchPad, HP lại tiếp tục gây sốc cho giới công nghệ khi tuyên bố sẽ bán nhánh sản xuất PC nhằm tập trung vào lĩnh vực phần mềm cho donah nghiệp. Đây được cho là một quyết định không sáng suốt bởi thành công của hãng này trên lĩnh vực máy tính cho doanh nghiệp đều phải dựa vào cà phần cứng lần phẫn mềm. Cổ phiếu của HPgiảm mạnh đã khiến cho ban giám đốc Hewlett-Packard phải sa thải CEO Leo Apoker vào tháng 9 đồng thời bác bỏ quyết định bán nhánh sản xuất PC trước đó. Tuy vậy, hãng này cũng đã phải chịu lỗ tới 13 triệu USD cùng 500 nhân viên làm việc trong mảng webOS bị mất việc. |
Ứng dụng Final Cut Pro X mới của Apple khi được tung ra gặp nhiều phản đối từ người dùng. Sản phẩm này mặc dù có giá rẻ hơn nhưng lại không có nhiều công cụ bằng thế hệ trước đó. |
Nintendo 3DS gây ấn tượng với màn hình 3D không cần kính. Sản phẩm được giới thiệu vào tháng 3 với giá bán khoảng 250 USD. Tuy vậy, việc thiếu đi nhiều phần mềm hay đã khiến cho người dùng quay lưng lại với sản phẩm này. Hãng sản xuất đã phải giảm giá bán xuống còn 180 USD để cứu lấy thiết bị của mình. Thêm vào đó, game Super Mario 3D được tung ra cũng khiến cho doanh số của chiếc máy chơi game này tăng mạnh. Tuy nhiên, những tổn thất ban đầu vẫn đáng kể đối với nhà sản xuất và đó là khoản lỗ trong năm lớn nhất trong suốt 3 thập kỷ qua. |
Nhằm giúp cho trình duyệt của mình có thể đuổi kịp được Google Chrome cả về tính năng lẫn tốc độ cập nhật phiển bản mới, Mozilla đưa ra thời gian cập nhật cho Firefox ngắn hơn nhiều kể từ tháng 6 năm nay. Cụ thể, cứ hết 6 tuần thì trình duyệt này lại có bản cập nhật mới. Tuy vậy, việc tăng tốc này đã khiến cho sản phẩm của hãng gặp nhiều trục trặc như các phần mở rộng bị hỏng. Thị phần của hãng này vì thế cũng giảm theo. Trong tháng 11, Firefox rơi xuống vị trí thứ ba và đứng sau Chrome, theo StatCounter. |
Thanh Tùng
Ảnh: Pcworld