"Tất cả các công nghệ khác sẽ chỉ đứng bên lề và trải thảm cho sự thành công của LCOS", Sandeep Gupta, Giám đốc điều hành của MicroDisplay, hãng đang nắm giữ bản quyền thiết kế về chip LCOS tự hào tuyên bố.
Với thị hiếu của thị trường tivi là cần màn hình càng lớn, chất lượng càng cao càng tốt, trên lý thuyết, LCOS sẽ là một trong số ít công nghệ lý tưởng nhất thay thế cho hai loại hình tivi CRT cồng kềnh và tivi Plasma đắt tiền. Các hình ảnh tạo ra từ tivi công nghệ LCOS sẽ lộng lẫy và sáng đẹp. Nhưng khi mà có nhiều nhà hơn đầu tư công nghệ lựa chọn phát triển công nghệ này, LCOS cũng sẽ là "hố đen" thu hút công sức và tiền bạc của các nhà sản xuất đầu tư vào nó.
Màn hình công nghệ LCOS của Toshiba. |
Trong khi đó, Texas Instruments sử dụng công nghệ dành cho máy chiếu sau có tên gọi Xử lý ánh sáng kỹ thuật số (Digital Light Processing - DLP) và đã bán ra 5 triệu sản phẩm ứng dụng công nghệ này, sử dụng trong các rạp chiếu phim, cho các máy chiếu và trong sản xuất tivi. "Texas Instrument đã làm được một điều kỳ diệu khi đem DLP đến với thị trường này," ông Bob O'Donnell, giám đốc phụ trách mảng công nghệ cá nhân, công ty nghiên cứu thị trường IDC nhận xét.
Cách đây một năm, hãng Intel công bố trong một đợt triển lãm hãng điện tử dân dụng lớn nhất Bắc Mỹ sẽ trình làng mẫu tivi sử dụng công nghệ LCOS trên thị trường vào cuối năm 2004. Tuy nhiên hiện nay hãng sản xuất chip lớn nhất thế giới cho biết công nghệ này đã được đánh giá quá cao và rất tốn kém chi phí để đầu tư. Theo một số chuyên gia nghiên cứu công nghệ LCOS của Intel thì đây là dự án quá phức tạp và không khả thi nếu không muốn nói là hơi hão huyền.
*Chọn tivi CRT, Plasma hay LCD? |
*Công nghệ Plasma |
*Tivi công nghệ SED |
*Màn hình công nghệ OLED |
Chris Chinnock, một nhà phân tích thuộc công ty nghiên cứu thị trường Insight Media cho biết đã theo dõi các dự án dự án về LCOS được phát triển bởi IBM và JVC từ những năm 1990 nhưng đều đã phá sản hoặc bị xếp xó. "Điều đó khẳng định sự thất bại hoặc sự nghi ngờ đối với công nghệ này", Chinnock nhận định.
Trong số các công ty lớn hàng đầu sa đà vào công nghệ này phải kể đến Hewlett-Packard (HP). Hãng đã kỳ vọng rất nhiều vào một tương lai huy hoàng do công nghệ này mang lại và xúc tiến đầu tư từ năm 1999. Chinnock, người luôn theo dõi bước đi của HP với dự án này, tiết lộ rằng hiện giờ HP cũng nhanh chóng cất dự án này vào ngăn kéo. "Họ đã không nhận được những gì thực sự trông đợi", ông nhận xét.
Trong năm 2002, hãng Thomson của Pháp cũng đi vào ngõ cụt vì hệ thống Three-Five và phải chuyển nhượng dự án này cho công ty Brillian, dù đã tạo nên bất ngờ khi chế tạo thành công tivi phẳng sử dụng công nghệ LCOS với giá 8.000 USD.
Trước khi Intel đặt chân vào khảo sát công nghệ LCOS, gã khổng lồ đến từ Hà Lan - Philips - cũng đánh giá LCOS là dự án đáng được quan tâm. Tuy nhiên, Philips thận trọng hơn khi tuyên bố chưa thể sớm có ngay sản phẩm mẫu ra mắt thị trường. Toshiba Nhật Bản cũng tuyên bố từ bỏ kế hoạch nghiên cứu LCOS sau khi đã lôi kéo cả Hitachi vào cuộc, Chinnock cho biết.
Điều gì khiến các công ty lựa chọn LCOS gặp thất bại và điều gì khiến nhiều công ty vẫn muốn trở lại?
Công nghệ này hứa hẹn một giải pháp kỹ thuật khá thuyết phục giải quyết các vấn đề khó khăn đang tồn tại của nền công nghiệp tivi-là làm cách nào để chế tạo được loại tivi hình ảnh vừa sáng đẹp, cỡ lớn và giá thành hạ. Đây là mục tiêu được đặt lên hàng đầu của các nhà sản xuất chip, công nghệ hiển thị LCOS trở thành một ý tưởng đặc biệt hấp dẫn khi công nghệ càng ngày càng thể hiện ưu thế với các thành phần từ silic ngày càng được cải tiến hơn.
Và điều đó có thể đã được thực hiện. Năm nay JVC đang tạo một cú hích mạnh khi chế tạo thành công dòng tivi LCOS và Sony sử dụng công nghệ này để chế tạo các loại máy chiếu thế hệ mới (hi-end). "Nếu tiếp tục đào sâu nghiên cứu, tôi không có nghĩa là công nghệ LCOS sẽ chết, dù có nhiều hãng đã thực sự tuyên bố thất bại", Chinnock khẳng định.
Trong cố gắng biến công nghệ này trở thành một hướng kinh doanh sinh lợi, MicroDisplay tỏ ra khá nhẫn nại khi vẫn xúc tiến nghiên cứu chế tạo các sản phẩm ứng dụng LCOS từ suốt một thập kỷ qua. Gupta, Giám đốc điều hành hãng, nhận định LCOS là công nghệ đầy hứa hẹn, và với một đội ngũ kỹ sư đang đào sâu nghiên cứu thì vấn đề còn lại chỉ là tìm ra nguyên nhân của thất bại là gì. Có 8 nguyên lý công nghệ cần phải tuân thủ nếu muốn tạo ra một sản phẩm ứng dụng LCOS hoàn hảo, từ các nguyên lý quang học đến phần mềm và thiết kế chip analog. "Nhiều hãng chế tạo cũng đã nhận ra điều này", Gupta cho biết.
MicroDisplay cho rằng công ty đang có lợi thế hơn các đối thủ khi tuyên bố đã có một khách hàng là nhà sản xuất tivi Hàn Quốc Uneed Systems. "Sau 22 đề án, được thực hiện bởi đội ngũ 320 người, 50% là tiến sĩ, với kinh phí 50 triệu USD, thì phải chiến đấu đến cùng để nó sinh lợi cho bạn chứ, Gupta quả quyết.
T.Bích (theo Reuter)