Nếu không muốn nhìn thấy trẻ thường xuyên thức giấc vì ác mộng hoặc nhưng suy nghĩ lệch lạc mang tính bạo lực, hãy nghiêm cấm trẻ tiếp cận những game này, tờ Techtree khuyến cáo khi đưa ra danh sách.
1. Manhunt (2003)
Nhà sản xuất: Rockstar North
Đầy rẫy những cảnh bạo lực và các màn hành quyết ghê rợn. Ngay từ thời điểm được tung ra, game này đã bị rất nhiều các nhà giáo dục, chuyên gia tâm lý và các tổ chức nhân đạo lên án. Một cậu bé người Anh đã giết bạn do ảnh hưởng của game. Manhunt cũng đã bị cấm tại Australia, New Zealand và Đức.
2. The Punisher (2005)
Nhà sản xuất: Volition
Dựa trên nội dung truyện tranh cùng tên, The Punisher mô tả cuộc hành trình tìm công lý của nhân vật chính thông qua hoạt động săn lùng và hành quyết man rợ những tên tội phạm. Nhà sản xuất đã phải loại đi không ít màu sắc trong game để tránh bị đánh hạng M (cấm đoán).
3. POSTAL 2: Apocalypse Weekend (2005)
Nhà sản xuất: Running with Scissors
Cũng đầy rẫy những cảnh hành quyết man rợ, POSTAL 2 còn bị lên án kịch liệt bởi nạn nhân trong game có thể là cả những người vô tội.
4. Soldier of Fortune II: Double Helix (2002)
Nhà sản xuất: Raven Software
Người chơi nhập vai John Mullins, một người lính thuộc tổ chức mang tên "The Shop". Nhiệm vụ của Mullins là tiêu diệt các phần tử khủng bố trên toàn cầu. Game cực kỳ bạo lực vì nó là một trong những game mô tả chi tiết nhất hiệu ứng của một viên đạn tác động trên cơ thể con người.
5. Carmageddon II: Carpocalypse Now (1998)
Nhà sản xuất: SCi
Tại một số quốc gia, nhà sản xuất Sci buộc phải thay hình các nạn nhân (người) bằng những con zombie (xác chết) để xin được giấy phép lưu hành. Lý do đơn giản là sẽ dễ chấp nhận hơn khi người chơi hành quyết man rợ một con zombie!
6. BloodRayne 2 (2004)
Nhà sản xuất: Majesco
BloodRayne mô tả cuộc hành trình tìm diệt phát xít của một con ma cà rồng nửa khoả thân. Game không những kích động bạo lực mà còn đầy rẫy những hình ảnh mát mẻ để phục vụ mục tiêu thương mại.
7. Chiller (1986)
Nhà sản xuất: Exidy
Nhập game, nhiệm vụ của người chơi là tìm ra hình thức tra tấn dã man, tàn bạo nhất đối với những nạn nhân (không hiểu có phải là phạm nhân?) đang bị trói ở nhiều tư thế.
8. Shadow of Rome (2005)
Nhà sản xuất: Capcom
*Game đỉnh 10 năm qua |
*8 laptop cho game thủ |
Để ám sát Caesar và trả thù cho cha mẹ, nhân vật chính trong game phải hạ sát rất nhiều người. Hình thức tấn công là chặt đứt chân, tay bằng vũ khí cùn; thiêu sốngĐây chắc chắn không phải là game dành cho giải trí.
9. Painkiller (2004)
Nhà sản xuất: People Can Fly
Trong bối cảnh rùng rợn của địa ngục, nhân vật chính trong game phải hạ sát khoảng 1.000.000 quái vật trước khi tìm được lối lên thiên đàng.
10. Burnout Revenge (2005)
Nhà sản xuất: Criterion
Nói là tham gia vào một cuộc đua nhưng người chơi phải tìm mọi cách triệt hạ đối thủ. Khá mạnh về đồ hoạ nên Burnout Revenge càng ghê sợ hơn và hoàn toàn không mang tính giải trí đơn thuần.
(Theo VnMedia)