Gần đây nghị trường lại rộn lên việc khởi động lại các dự án đường sắt cao tốc, sử dụng công nghệ nước ngoài, tốc độ tới 300-400 km/h và tốn kém tới 60 tỷ USD. Mỗi khi di chuyển trên đường sắt thống nhất hiện nay tôi đều tự hỏi, tại sao làm đường sắt lại khó đến vậy? Tại sao chúng ta không thể thực hiện nâng cấp bằng chính năng lực của ngành công nghiệp nước nhà?
Tôi xin nêu một số điểm như sau: Thứ nhất, chúng ta nên bắt đầu chuyển sang sản xuất đầu máy và toa xe mới theo khổ đường ray tiêu chuẩn 1, 4m. Thứ hai, nâng cấp đường ray hiện có thành khổ 1, 4m, làm theo từng cung đường.
Thứ 3, lắp đặt song song thêm một đường ray khổ 1, 4m nữa, tạo thành đường sắt đôi, làm theo từng cung đường, xong tới đâu thì đưa vào sử dụng luôn tới đó. Với khổ 1, 4 m, công nghệ Việt Nam hoàn toàn có khả năng sản xuất ra đầu máy và toa xe chạy với tốc độ 120-150 km/h an toàn và ổn định.
Với đường sắt đôi tàu chạy liên tục không phải dừng tránh, quãng đường 1.500 km Hà Nội - Sài Gòn chỉ hết 10-12h. Người dân đi tàu sẽ có một ngày trọn vẹn như sáng ăn phở Hà Nội, tối có thể ăn cơm tấm Sài Gòn. So với 30 giờ hiện nay, đó đã là một sự nâng cấp vượt bậc (giảm thời gian tới 3 lần). Quan trọng hơn, chúng ta hoàn toàn làm chủ được công nghệ, tạo ra nhiều việc làm, không phải vay tiền ngập cổ.
Còn đường sắt cao tốc 300-500 km/h chỉ là trò chơi đắt tiền cho con nhà giàu. Chúng ta không nên nhịn ăn để mua xe Mec/ Audi/ BMW, chúng ta chỉ cần đi Vios là đã quá đủ và hạnh phúc rồi. Khi mà thế giới còn nói về kỷ nguyên 4.0, không có nghĩa là chúng ta phải cố đấm ăn xôi, chạy theo để lấy thành tích.
Thứ mà người dân cần bây giờ là sự phát triển bền vững, cải thiện điều kiện sống và cần nhất là phải làm ngay và luôn. Đừng nên mơ mộng quá nhiều về công nghệ để rồi quên đi thực tế hiện tại.
Chia sẻ bài viết của bạn tại đây.