Trong bài trả lời phỏng vấn gần đây, nhà sử học, đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc cho rằng nên công khai nút bấm của các đại biểu quốc hội. Ông chia sẻ:
Tôi bắt đầu tham gia Quốc hội từ khoá XI, năm 2002, lúc đó chưa có công nghệ bấm nút. Mỗi đại biểu có một chiếc biển, ghi mã số, nếu ai đồng ý thì giơ lên. Cách biểu quyết đó thô sơ nhưng rất hay.
Khi ứng dụng công nghệ bấm nút, lúc đầu ai cũng thích lắm bởi chỉ tích tắc là ra tỉ lệ phiếu thuận, phiếu không tán thành, phiếu trắng hiển thị trên màn hình; nghĩa là tiện lợi hơn, nhưng tôi nhận thấy như vậy đã mất đi tính cụ thể. Bấm nút thì chỉ có con số và tỷ lệ chung. Người dân không được biết đại biểu nào ủng hộ, phản đối hay không có ý kiến về một vấn đề nào đó mà cử tri quan tâm.
Ngày 23/5 vừa qua, khi thảo luận ở hội trường về dự án Luật đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc, một lần nữa tôi đã nêu ý kiến là mong Quốc hội có hình thức công bố quyết định của đại biểu.
Tôi e rằng nếu buộc phải công khai nút bấm của mình, nhiều người lẽ ra bỏ phiếu trắng, phiếu chống, sẽ quay ra bỏ phiếu đồng thuận cho an toàn, khi đó ý kiến cá nhân sẽ bị thao túng bởi sự minh bạch. Theo tôi, hãy để nút bấm của đại biểu trong bí mật, còn công khai quan điểm của mình hay không là quyền của đại biểu. Như thế sẽ tốt hơn nhiều.
Chia sẻ bài viết của bạn tại đây.
>> Xem thêm: Phải làm sao để nhân tài du học quay về phục vụ đất nước?