Mạc Đăng Doanh (Mạc Thái Tông) là hoàng đế thứ hai của nhà Mạc, quê ở huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương ngày nay. Ông là con trưởng của Mạc Thái Tổ Đăng Dung. Năm 1527, khi Mạc Đăng Dung lên ngôi, ông lập con trưởng Mạc Đăng Doanh làm thái tử.
Sách Đại Việt thông sử có đoạn: "Năm Canh Dần (1530), tháng giêng, ngày Đinh Hợi, mồng 1, Đăng Doanh tiếm hiệu Hoàng đế, ban lệnh đại xá thiên hạ, đổi niên hiệu là Đại Chính năm thứ nhất". Như vậy, đúng ngày Tết Nguyên đán năm Canh Dần, Mạc Thái Tổ truyền ngôi cho con và lên làm Thái thượng hoàng.
Chính sử không coi nhà Mạc là vương triều chính thống, nhưng không phủ nhận một số thành quả nhất định mà thời này đạt được, đặc biệt ở triều vua Mạc Đăng Doanh. Là người "tính tình khoan hậu, giản dị, giữ pháp độ, cấm hà khắc tàn bạo", Mạc Đăng Doanh đã tạo nên thời kỳ hoàng kim, thịnh trị của nhà Mạc.
Các sử thần triều Lê - Trịnh, sử gia Lê Quý Đôn mô tả "mấy năm liền được mùa, nhân dân bốn trấn đều yên ổn", hay "trúng mùa luôn, thóc rẻ gạo hơn, thuế nhẹ dịch ít, ai nấy đủ thư thái, lại thêm tư pháp nghiêm minh, quan lại thanh cần, trộm cắp mất tăm, đêm không nghe tiếng chó cắn, đi đường không ai thèm nhặt của rơi". Ông tổ chức được 3 khoa thi để tìm được người tài, cho tu sửa lại trường Quốc Tử Giám
Mạc Thái Tông Đăng Doanh ở ngôi được tròn 10 năm thì qua đời (năm 1540). Mạc Đăng Dung đã chọn cháu nội (con trưởng của Đăng Doanh) là Mạc Phúc Hải (Mạc Hiến Tông) lên thay. Với những công lao của ông, năm 2015, sau nhiều tranh cãi, tên Mạc Thái Tông (Đăng Doanh) cùng cha là Mạc Thái Tổ (Đăng Dung) đã được đặt cho tên đường ở Hà Nội.
Câu 2: Vua Lê Thế Tông của nhà Lê trung hưng cũng lên ngôi vào mùng 1 Tết. Ông là vua thứ mấy của nhà Lê trung hưng?