Sau khi so tài đề quạt ở nước Nguyên, sứ thần Cao Ly (Triều Tiên bây giờ) tuy bị thua nhưng rất cảm phục tài năng của Mạc Đĩnh Chi. Hai người đã kết thân và trở thành đôi bạn tri kỷ.
Khi sứ thần Cao Ly về nước, ông đã mời Mạc Đĩnh Chi sang thăm Cao Ly 4 tháng. Lần đó, sứ thần Cao Ly đã làm mối cho Mạc Đĩnh Chi với người cháu gái để làm thiếp. Hai người có với nhau ba người con, hai trai và một gái.
Người vợ Cao Ly của Mạc Đĩnh Chi rất chịu thương chịu khó nuôi nấng dạy bảo, dựng vợ gả chồng cho các con. Sau đó, bà từ biệt con cháu, đi vào chùa ở. Hai người con trai của Mạc Đĩnh Chi sau này trở thành bậc kỳ tài của xứ Cao Ly.
Về việc này, gia phả tộc Mạc có viết: "Trên đường về nước, nhận lời mời của sứ thần Cao Ly, Mạc Đĩnh Chi có ghé Bình Nhưỡng. Quý trọng một tài năng và nhân cách, sứ thần Cao Ly gả cháu gái yêu của ngài cho sứ thần Đại Việt làm vợ thiếp. Vì nặng tình người và mến cảnh đất nước Đại Hàn, Mạc Đĩnh Chi đã lưu lại Triều Tiên sinh hạ một dòng con bên đó. Mạc Đĩnh Chi lưu luyến giã biệt vợ con một mình lên đường trở về cố quốc".
Theo bài viết Người Triều Tiên đi bán sâm là hậu duệ của Mạc Đĩnh Chi đăng trên An Nam tạp chí số 4 năm 1926, ông Lê Khắc Hòe cho biết có một người Triều Tiên xưng là hậu duệ của Mạc Đĩnh Chi qua Việt Nam để tìm kiếm dòng họ. Sau này, tác giả Vũ Hiệp sưu tập và đăng trên tạp chí Nghiên cứu Sử số 2, 1996 tại Sài Gòn.
Câu 7: Vua nào từng dùng tiền để thử độ liêm khiết của Mạc Đĩnh Chi?