Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An trong chuyến thăm trụ sở WTO ở Geneva (Thuỵ Sỹ) cuối tháng 3. |
Nguồn tin từ Bộ Thương mại cho biết, phía Việt Nam đã đăng ký tiến hành phiên đàm phán đa phương thứ 10 vào cuối tháng này. Tuy nhiên lịch làm việc cụ thể vẫn chưa được Ban Thư ký WTO ấn định chính thức.
10 năm sau khi nộp đơn xin gia nhập, Việt Nam đã tiến hành 9 phiên đàm phán đa phương và kết thúc đàm phán song phương với 6 trong tổng số 27 đối tác có yêu cầu. Kết thúc phiên đa phương thứ 9 (diễn ra ở Geneva tháng 12 năm ngoái),
Tuy nhiên, để thực hiện được mục tiêu đó, khối lượng công việc phải làm rất nặng nề, không chỉ ở tiến độ đàm phán mà cả quá trình sửa đổi, bổ sung luật pháp cho phù hợp với chuẩn chung của WTO. Quốc hội Việt Nam đã tính tới cả phương án làm việc thêm giờ, thêm ngày để có thể sửa và xây dựng mới hơn 20 luật phục vụ cho mục đích này.
Trong đàm phán song phương, Việt Nam đang tính toán kỹ lưỡng để có thể sớm thu hẹp khoảng các với các đối tác. Một số đối tác đã thể hiện thái độ ủng hộ Việt Nam bên bàn đàm phán, song vẫn chưa chính thức tuyên bố kết thúc. Đàm phán với Nhật và Canada chưa có bước đột phá. Với Mỹ, hy vọng đưa ra ban đầu là có thể tìm được tiếng nói chung để tiến tới kết thúc đàm phán vào tháng 6-7, nhân chuyến thăm Washington của Thủ tướng Phan Văn Khải.
Gia nhập WTO vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau hiện vẫn là mục tiêu đầy quyết tâm của Việt Nam cũng như sự mong chờ của nhiều đối tác, song không vì thế mà nó trở thành áp lực đối với các cuộc đàm phán. Việc thương lượng mở cửa thị trường còn phải căn cứ vào sức chịu đựng và khả năng thực thi cam kết của nền kinh tế cũng như các doanh nghiệp. Hiện những mặt hàng có khả năng cạnh tranh của Việt Nam trên thương trường lại chủ yếu là các sản phẩm giá trị gia tăng thấp như dầu thô, nông sản, thuỷ hải sản chưa chế biến, dệt may, giày dép... Các chuyên gia cảnh báo, nếu gấp rút nhượng bộ, bỏ quá nhiều trợ cấp cho xuất khẩu, hàng Việt Nam sẽ càng kém cạnh tranh khi thâm nhập thị trường quốc tế. Đồng thời đàm phán vội vã đi đến chấp nhận các đòi hỏi giảm thuế lớn sẽ khiến sản xuất trong nước khó chống cự trước sức ép hàng giá rẻ đến từ nước ngoài.
Song Linh