Trước đó, khi xuất hiện, bác sĩ khám và yêu cầu chị Nhàn thường xuyên theo dõi, thăm khám do bị cao huyết áp. Song vì chủ quan mà chị đã suýt mất mạng.
“Ngày thứ 4 sau sinh, tôi cảm nhận những biểu hiện lạ như mặt và chân tay có dấu hiệu phù, ngủ cứ bỗng nhiên tỉnh giấc. Tôi cảm thấy chóng mặt và gần như không thở được”, chị Nhàn kể lại.
Tiền sản giật là một tai biến nguy hiểm với phụ nữ mang thai và sau sinh, có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan như não, mắt, tim, gan, phổi, thận… nguy hiểm nhất là khi lên cơn sản giật có thể dẫn đến hôn mê.
Theo bác sĩ Nguyễn Cảnh Chương, Trưởng phòng Nghiên cứu Khoa học, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, cơn sản giật có thể đến bất kỳ lúc nào, cho cả mẹ và con. “Bệnh lý này còn ảnh hưởng đến thai nhi. Thai có nguy cơ chậm phát triển, nhẹ cân do vấn đề tuần hoàn giữa mẹ và con không tốt”, bác sĩ Chương cho biết.
Bác sĩ cảnh báo, chị em nên cẩn trọng với tiền sản giật khi có các tiền sử: Bị cao huyết áp trước đó, chỉ số BMI cao, mang thai lần đầu, mang thai khi đã lớn tuổi, người có tiền căn cao huyết áp thai kỳ trong những lần mang thai trước…
Để dự phòng, các bác sĩ khuyên thai phụ nên thăm khám thai hợp lý suốt thai kỳ. Đo huyết áp là một trong những bước cơ bản và bắt buộc trong quá trình khám thai, nhờ vậy bệnh lý về huyết áp trong thai kỳ có thể sớm được phát hiện.
Linh Nga