Thuỷ đài (đài nước) nằm trong khuôn viên Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn - Sawaco (quận 3, TP HCM) được người Pháp xây dựng vào năm 1886 và chưa một lần tu sửa. Đây là một trong hai thuỷ đài xưa nhất của Sài Gòn và Đông Dương.
Hiện Sài Gòn có khoảng gần 10 thuỷ đài đã hơn 45 năm xây dựng. Thuỷ đài đầu tiên được xây dựng tại vị trí hồ Con Rùa trong giai đoạn 1878 - 1880 nhưng đã bị đập bỏ năm 1921.
Thuỷ đài (đài nước) nằm trong khuôn viên Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn - Sawaco (quận 3, TP HCM) được người Pháp xây dựng vào năm 1886 và chưa một lần tu sửa. Đây là một trong hai thuỷ đài xưa nhất của Sài Gòn và Đông Dương.
Hiện Sài Gòn có khoảng gần 10 thuỷ đài đã hơn 45 năm xây dựng. Thuỷ đài đầu tiên được xây dựng tại vị trí hồ Con Rùa trong giai đoạn 1878 - 1880 nhưng đã bị đập bỏ năm 1921.
Công trình này được thiết kế theo hình oval, cao khoảng 25m, phía trên là hai bồn nước tròn bằng thép không gỉ với sức chứa 1.000 - 1.500 m3. Tường bao quanh đài nước dày 1,6 – 2 mét có nhiệm vụ chịu lực.
Công trình này được thiết kế theo hình oval, cao khoảng 25m, phía trên là hai bồn nước tròn bằng thép không gỉ với sức chứa 1.000 - 1.500 m3. Tường bao quanh đài nước dày 1,6 – 2 mét có nhiệm vụ chịu lực.
Giống như các công trình kiến trúc Pháp ở Sài Gòn, điểm nhấn của đài nước là hàng loạt cửa chính, cửa sổ, lỗ thông gió có thiết kế cầu kỳ.
Giống như các công trình kiến trúc Pháp ở Sài Gòn, điểm nhấn của đài nước là hàng loạt cửa chính, cửa sổ, lỗ thông gió có thiết kế cầu kỳ.
Toàn bộ phần tường của đài nước được sơn màu vàng.
Đài nước có khoảng 20 lỗ thông gió. Trong đó có 5 lỗ lắp quạt, chủ yếu ở mặt sau của công trình với thiết kế nhỏ. Toàn bộ tầng trệt và tầng 1 hiện để trống, có thời gian Sawaco dùng nơi này làm việc và lưu trữ hồ sơ. Hệ thống chiếu sáng bên ngoài được đặt ở cửa chính, vẫn còn hoạt động.
Đài nước có khoảng 20 lỗ thông gió. Trong đó có 5 lỗ lắp quạt, chủ yếu ở mặt sau của công trình với thiết kế nhỏ. Toàn bộ tầng trệt và tầng 1 hiện để trống, có thời gian Sawaco dùng nơi này làm việc và lưu trữ hồ sơ. Hệ thống chiếu sáng bên ngoài được đặt ở cửa chính, vẫn còn hoạt động.
Khi thuỷ đài còn hoạt động, vào mùa mưa, nước từ các giếng sẽ chảy về giếng trung tâm, mùa khô thì phải dùng máy bơm. Từ giếng trung tâm, nước sẽ được xử lý rồi bơm lên hồ chứa tạo áp lực để đẩy nước về lại các hộ dân.
Sau khi đài nước đầu tiên bị đập, thủy đài này cũng dừng hoạt động vào khoảng năm 1930 - 1940, sau đó được dùng làm hệ thống cấp nước dự phòng trong trường hợp Sài Gòn thiếu nước. Sau một thời gian thực hiện “sứ mệnh” của mình, đài nước ngừng hoạt động từ năm 1965 đến nay.
Khi thuỷ đài còn hoạt động, vào mùa mưa, nước từ các giếng sẽ chảy về giếng trung tâm, mùa khô thì phải dùng máy bơm. Từ giếng trung tâm, nước sẽ được xử lý rồi bơm lên hồ chứa tạo áp lực để đẩy nước về lại các hộ dân.
Sau khi đài nước đầu tiên bị đập, thủy đài này cũng dừng hoạt động vào khoảng năm 1930 - 1940, sau đó được dùng làm hệ thống cấp nước dự phòng trong trường hợp Sài Gòn thiếu nước. Sau một thời gian thực hiện “sứ mệnh” của mình, đài nước ngừng hoạt động từ năm 1965 đến nay.
Nhiều mảng tường của thuỷ đài đã tróc, để lộ lớp gạch và không còn lớp sơn như ban đầu.
Thủy đài này được công nhận là di tích kiến trúc cấp thành phố năm 2016. Đơn vị quản lý thủy đài từng có ý tưởng bảo tồn thủy đài thành một “bảo tàng” và địa điểm du lịch. Trước đó, công trình kiến trúc hơn 130 năm này đã được đưa vào danh sách phá bỏ nhưng may mắn được giữ lại vào phút chót. Hiện tại, để đảm bảo an toàn, nơi này không cho du khách vào tham quan vì có công trình đang thi công ở sát bên.
Thủy đài này được công nhận là di tích kiến trúc cấp thành phố năm 2016. Đơn vị quản lý thủy đài từng có ý tưởng bảo tồn thủy đài thành một “bảo tàng” và địa điểm du lịch. Trước đó, công trình kiến trúc hơn 130 năm này đã được đưa vào danh sách phá bỏ nhưng may mắn được giữ lại vào phút chót. Hiện tại, để đảm bảo an toàn, nơi này không cho du khách vào tham quan vì có công trình đang thi công ở sát bên.
Phong Vinh