Ba khách sạn lâu đời nhất Sài Gòn. Video: Phong Vinh.
Khách sạn Continental được Pierre Cazeau, một nhà sản xuất vật liệu xây dựng người Pháp, xây dựng vào năm 1878, hoàn thành vào năm 1880. Trước năm 1970, khách sạn trải qua hai đời chủ là Công tước De Montpensier (năm 1911) và "tay anh chị" đảo Corse - Mathieu Francini (năm 1930). Thập niên 1960 - 1970, khách sạn còn có tên là Đại Lục Lữ Quán.
Khách sạn từng tiếp đón nhiều người nổi tiếng như đại văn hào Pháp André Malraux, nhà văn Anh Graham Greene - tác giả của Người Mỹ trầm lặng, nhà thơ Ấn Độ Rabindranath Tagore, người đạt Giải Nobel văn chương 1913. Bên cạnh đó, khách sạn cũng là nơi lui tới thường xuyên của nhiều ký giả, nhà báo, chính khách và thương gia nước ngoài hoạt động ở Sài Gòn trong thời chiến. Ảnh: Flickr.
Khách sạn Continental được Pierre Cazeau, một nhà sản xuất vật liệu xây dựng người Pháp, xây dựng vào năm 1878, hoàn thành vào năm 1880. Trước năm 1970, khách sạn trải qua hai đời chủ là Công tước De Montpensier (năm 1911) và "tay anh chị" đảo Corse - Mathieu Francini (năm 1930). Thập niên 1960 - 1970, khách sạn còn có tên là Đại Lục Lữ Quán.
Khách sạn từng tiếp đón nhiều người nổi tiếng như đại văn hào Pháp André Malraux, nhà văn Anh Graham Greene - tác giả của Người Mỹ trầm lặng, nhà thơ Ấn Độ Rabindranath Tagore, người đạt Giải Nobel văn chương 1913. Bên cạnh đó, khách sạn cũng là nơi lui tới thường xuyên của nhiều ký giả, nhà báo, chính khách và thương gia nước ngoài hoạt động ở Sài Gòn trong thời chiến. Ảnh: Flickr.
Khách sạn được xây dựng theo lối kiến trúc Pháp, cao 4 tầng gồm 86 phòng. Gần 140 năm tuổi, khách sạn vẫn giữ được vẻ sang trọng với kiến trúc tường gạch, trần nhà cao và phòng khách rộng rãi. Ảnh: Phong Vinh.
Khách sạn được xây dựng theo lối kiến trúc Pháp, cao 4 tầng gồm 86 phòng. Gần 140 năm tuổi, khách sạn vẫn giữ được vẻ sang trọng với kiến trúc tường gạch, trần nhà cao và phòng khách rộng rãi. Ảnh: Phong Vinh.
Khách sạn Grand xây dựng ở số 8 Đồng Khởi vào năm 1930, ban đầu chỉ là một cửa hàng giải khát. Sau này, Henry Edouard Charigny de Lachevrotière, tổng biên tập một tờ báo Pháp, có được giấy phép chính thức mở Grand Hotel Saigon (Khách sạn Grand Sài Gòn). Năm 1937, Grand được đổi tên thành Saigon Palace. Năm 1958, khách sạn có tên tiếng Việt là Sài Gòn Lữ Quán. Ảnh: Flickr.
Khách sạn Grand xây dựng ở số 8 Đồng Khởi vào năm 1930, ban đầu chỉ là một cửa hàng giải khát. Sau này, Henry Edouard Charigny de Lachevrotière, tổng biên tập một tờ báo Pháp, có được giấy phép chính thức mở Grand Hotel Saigon (Khách sạn Grand Sài Gòn). Năm 1937, Grand được đổi tên thành Saigon Palace. Năm 1958, khách sạn có tên tiếng Việt là Sài Gòn Lữ Quán. Ảnh: Flickr.
Vào năm 1978, tại số 16 đường Ngô Đức Kế xuất hiện thêm một Saigon Palace. Năm 1989 hai khách sạn tại số 8 Đồng Khởi và 16 Ngô Đức Kế hợp nhất thành Khách sạn Đồng Khởi. Grand được tân trang và đổi mới các trang thiết bị cho đến năm 1998 thì mở cửa trở lại và trở thành một trong những khách sạn 5 sao có tiếng tại Sài Gòn. Ảnh: Phong Vinh.
Vào năm 1978, tại số 16 đường Ngô Đức Kế xuất hiện thêm một Saigon Palace. Năm 1989 hai khách sạn tại số 8 Đồng Khởi và 16 Ngô Đức Kế hợp nhất thành Khách sạn Đồng Khởi. Grand được tân trang và đổi mới các trang thiết bị cho đến năm 1998 thì mở cửa trở lại và trở thành một trong những khách sạn 5 sao có tiếng tại Sài Gòn. Ảnh: Phong Vinh.
Khách sạn Majestic được xây dựng vào năm 1925 tại góc đường Catinat và Quai de Belgique, nay là đường Đồng Khởi và Tôn Đức Thắng. Công trình do kiến trúc sư Pháp thiết kế cùng với sự đầu tư của một thương gia Việt gốc Hoa giàu có bậc nhất Sài Gòn - Gia Định lúc bấy giờ. Năm 1965, khách sạn được xây thêm hai tầng nữa theo bản vẽ cải tạo của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ.
Sau khi bị trúng pháo vào năm 1975, khách sạn được sữa chữa theo lối kiến trúc châu Âu thời Phục hưng vào năm 1994. Đến năm 1997, Majestic được Tổng cục Du lịch công nhận là khách sạn đạt chuẩn 4 sao, năm 2007 đạt chuẩn 5 sao. Đây cũng là khách sạn 5 sao đầu tiên do người Việt tự đầu tư, quản lý và điều hành. Ảnh: Flickr.
Khách sạn Majestic được xây dựng vào năm 1925 tại góc đường Catinat và Quai de Belgique, nay là đường Đồng Khởi và Tôn Đức Thắng. Công trình do kiến trúc sư Pháp thiết kế cùng với sự đầu tư của một thương gia Việt gốc Hoa giàu có bậc nhất Sài Gòn - Gia Định lúc bấy giờ. Năm 1965, khách sạn được xây thêm hai tầng nữa theo bản vẽ cải tạo của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ.
Sau khi bị trúng pháo vào năm 1975, khách sạn được sữa chữa theo lối kiến trúc châu Âu thời Phục hưng vào năm 1994. Đến năm 1997, Majestic được Tổng cục Du lịch công nhận là khách sạn đạt chuẩn 4 sao, năm 2007 đạt chuẩn 5 sao. Đây cũng là khách sạn 5 sao đầu tiên do người Việt tự đầu tư, quản lý và điều hành. Ảnh: Flickr.
Khách sạn từng đón tiếp nhiều người quan trọng như Tổng thống Pháp Mitterrand, Thái tử Nhật Akishino, Thái tử Đan Mạch Henrick, Hoàng tử Anh Andrew, Công chúa Thái Lan Maha Chakri Sring Dhorn, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long… Dù đã vài lần thay đổi diện mạo, Majectis vẫn là biểu tượng cho một thời xa hoa tráng lệ của Sài Gòn, là niềm tự hào của người dân. Ảnh: Phong Vinh.
Khách sạn từng đón tiếp nhiều người quan trọng như Tổng thống Pháp Mitterrand, Thái tử Nhật Akishino, Thái tử Đan Mạch Henrick, Hoàng tử Anh Andrew, Công chúa Thái Lan Maha Chakri Sring Dhorn, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long… Dù đã vài lần thay đổi diện mạo, Majectis vẫn là biểu tượng cho một thời xa hoa tráng lệ của Sài Gòn, là niềm tự hào của người dân. Ảnh: Phong Vinh.
Di Vỹ