-
16h22
Khép lại toạ đàm, điều phối chương trình mời các diễn giả chia sẻ ngắn gọn với các doanh nghiệp đang có kế hoạch lên sàn thương mại điện tử. Theo đó, Luật sư Ngô Khắc Lễ nhắn gửi đến doanh nghiệp: "Tin là bạn nhưng phải cảnh giác". Ông Nguyễn Trọng Tĩnh (MSB) nói, doanh nghiệp có thể tìm đến MSB để nhận hỗ trợ về vốn, tài chính, quản trị, đảm bảo rủi ro trong hoạt động.
Với kinh nghiệm thực tế khi ra thị trường quốc tế, ông Lê Nguyễn Khánh Trình kết luận doanh nghiệp muốn thành công cần quan tâm đến sở hữu trí tuệ, uy tín người bán, cách định vị thương vị. Quan trọng nhất, cần đăng ký sở hữu trí tuệ hoặc đăng ký thương hiệu tránh việc bị ăn cắp, làm nhái.
Còn ông An Long Nguyễn (LogoZen LLC) nhấn mạnh doanh nghiệp nên bắt đầu, cần có kế hoạch dài hạn, vừa học vừa làm và tốt nhất là có sự hỗ trợ.
Các chuyên gia tham gia thảo luận tại chương trình.
-
16h15
Những lưu ý khi đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử
Nhận được câu hỏi của độc giả về những lưu ý khi đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử, bà Thư, đại diện Tiki cho biết, Tiki đã thành công trong các thương vụ giải cứu nông sản như vải Bắc Giang... Quay lại câu chuyện nông sản, bà cho rằng, đặc thù của nông sản nằm ở mặt vận hành. "Nếu anh chị có thể mở bán ở các thành phố lớn thì không vấn đề gì, nhưng nếu ở các tỉnh thành xa thì phải giải quyết câu chuyện vận hành. Hơn nữa, nông sản thuộc Tiki ngon - đang là mũi nhọn, chiến lược trọng điểm của Tiki nên chúng tôi đang có chính sách có hỗ trợ lâu bền, nhất là với các đơn vị cung cấp nông sản, nên các đơn vị có thể liên hệ sớm bộ phận hỗ trợ của Tiki để có giải đáp cụ thể hơn", bà nói.
Về phía Amazon, ôngToàn cho biết, quan trọng nhất là chúng ta cần nhân sự chuyên trách, thứ hai là mặt hàng nông sản nếu muốn hướng tới người tiêu dùng nước ngoài thì cần phải xây dựng thương hiệu mới, bằng ngôn ngữ tiếng Anh chẳng hạn. Thứ ba là quy định của thị trường - nếu muốn bán ở Mỹ thì phải có những quy định liên quan FDA...
"Nhiều khi rào cản lớn nhất nằm ở trong đầu chúng ta, nếu không bắt tay vào làm thì sẽ rất khó. Theo tôi nên bắt tay vào luôn, đội ngũ của Amazon sẽ hỗ trợ các bạn tìm đối tác, giúp anh chị bán hàng trên Amazon cũng đơn giản như bán hàng trên Tiki. Mỗi khó khăn sẽ là cách xây dựng năng lực cạnh tranh", ông Toàn nhấn mạnh
-
16h10
Ông Ngô Khắc Lễ, Trọng tài viên, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) lưu ý tầm quan trọng của việc lưu giữ dữ liệu khi giao dịch thương mại điện tử, đề phòng các trường hợp phát sinh tranh chấp. Ông dẫn chứng trường hợp một doanh nghiệp Việt Nam, tham gia điện tử xuyên biên giới, khi giao dịch chỉ dùng thiết bị điện tử không dây là điện thoại di động. Doanh nghiệp này sau đó bị lừa, đã chuyển tiền nhưng không nhận được hàng. Khi ra nước ngoài, người của doanh nghiệp vẫn có thể liên lạc với bên lừa đảo bằng điện thoại di động. Thậm chí cảnh sát sở tại cũng nói chuyện với người lừa đảo kia bằng điện thoại di động nhưng cảnh sát cho rằng họ cũng không biết số điện thoại đó có phải của nước của họ không? Sau đó, doanh nghiệp nhìn hợp đồng, gọi điện thoại theo số hợp đồng thì phát hiện điện thoại thiếu số một số. Các địa chỉ trên hợp đồng đều là địa chỉ ma hoặc là địa chỉ của một đơn vị khác.
Để tránh rủi ro, ông Lễ khuyên khi giao dịch điện tử, đầu tiên phải điều tra đối tác cụ thể, xác định rõ phương thức lưu giữ thông tin. Thực tế nhiều người dùng zalo, viber, lẫn lộn việc chung riêng, đến khi có tranh chấp, không phân tách được. Khi được yêu cầu hồ sơ để giải quyết tranh chấp, không lưu lại được các bản các bên đã sử dụng. Thực tế, có những bản trên điện tử có thể tự động xóa khi đối tượng thay đổi. Quan trọng, các doanh nghiệp làm sao phải lưu giữ được các thông tin, văn bản để khi tranh chấp có thể kiểm tra. Thư điện tử cũng được coi là văn bản. Có thể sao lưu những email, đoạn chat ra nhiều nơi, và khi có tranh chấp có thể mang máy tính đến để lấy được văn bản.
-
16h00
Cách hạn chế rủi ro khi giao dịch ngoại thương
Ông Nguyễn Trọng Tĩnh - Giám đốc Kênh bán hàng và Phân phối Ngân hàng doanh nghiệp, Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam (MSB) cho biết hiện nay doanh nghiệp Việt Nam tham gia tích cực, hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu, biểu hiện qua giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu năm 2021 là vượt qua 660 tỷ USD, tăng 23% so với 2020. Tại MSB, hình thức giao dịch qua thư tín dụng tăng 200% so với năm liền trước, gi