Cuộc khủng hoảng kinh tế do đại dịch Covid-19 từ năm 2020 đến nay, không chỉ thay đổi số lượng doanh nghiệp hoạt động mà còn tác động tới tư duy kinh doanh của những người làm chủ, quản lý. Thay vì bán hàng trực tiếp, nhiều người chuyển đổi số lên sàn thương mại điện tử (TMĐT) để tiếp tục vững bước và phát triển. Một số doanh nghiệp còn quyết định xây dựng, đẩy mạnh thương hiệu trên hệ thống gian hàng chính hãng tại các sàn TMĐT, nơi quy tụ nhiều thương hiệu uy tín quốc tế và trong nước.
Xác định hướng đi bền vững để tạo dựng thương hiệu
Công ty cổ phần sách MCBooks do anh Hoàng Minh Thắng làm quản lý bán lẻ khối Kinh doanh, đã có mặt trên thị trường 13 năm (2008) nhưng chủ yếu bán theo phương thức truyền thống. Trong thời đại công nghệ, việc kinh doanh sách gặp nhiều khó khăn, MCBooks lại chỉ tập trung vào dòng sách ngoại ngữ, doanh nhân và sách tham khảo do công ty phát hành. Trước tình hình đó, anh Thắng quyết định thay đổi chiến lược, chuyển hướng sang bán sách trên các sàn TMĐT từ năm 2018. Hình thức ban đầu chỉ đơn giản là việc mua - bán trực tuyến. Đầu năm nay, khi tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, anh quyết định mở gian hàng trên LazMall, cơ hội để "bùng nổ" doanh số.
Chia sẻ về lựa chọn của mình, anh Thắng cho biết chọn LazMall của Lazada vì nền tảng này có nhiều điểm đặc biệt, chỉ có những gian hàng chính hãng, có uy tín với tỷ lệ đánh giá, phản hồi cao, trải qua các công đoạn xét duyệt nghiêm ngặt mới đủ điều kiện đăng ký. '"Những điều này khiến thương hiệu của chúng tôi tạo được niềm tin hơn với khách hàng. Bên cạnh đó, LazMall có lợi thế về giá bán, hay đưa ra chương trình ưu đãi, giảm giá, miễn phí giao hàng để kích thích người mua", anh nói.
Cùng quan điểm với anh Thắng, anh Võ Văn Chuẩn, Trưởng phòng kinh doanh online của Công ty TNHH Công nghệ sinh học Vinseed (Vinseed Biotech) kinh doanh mặt hàng chăm sóc sức khỏe - đông trùng hạ thảo Dr. Trung cũng học cách chuyển đổi số trong đại dịch. Theo anh Chuẩn, sản phẩm đông trùng hạ thảo rất khó bán bởi tính chất của sản phẩm, cần có nguồn gốc rõ ràng và an toàn. Bên cạnh đó, nếu bán theo phương thức truyền thống, việc tiếp cận khách hàng chậm, độ phủ thị trường lâu, chi phí quảng cáo tốn kém nhưng khó đo lường hiệu quả. Do đó, Dr. Trung đã được đưa lên LazMall ngay từ khi mới ra mắt nhằm khẳng định thương hiệu chính hãng và chất lượng đến người dùng. "Để lên được LazMall, đội ngũ Lazada hỗ trợ chúng tôi mọi thứ rất bài bản. Chỉ cần làm đúng theo hướng dẫn, sử dụng các công cụ chuẩn thì sản phẩm sẽ tiếp cận đúng đối tượng khách hàng mà không phải mất quá nhiều chi phí quảng bá", anh Chuẩn nói.
Một thương hiệu "thuần Việt" khác mới ra mắt vào đầu năm nay cũng chọn phát triển trên LazMall là Công ty cổ phần Thực phẩm dinh dưỡng hữu cơ Việt Nam Vinanutrifood, thuộc Tập đoàn Vinapharma - Group (tập đoàn dược đã có mặt trên thị trường 5 năm, được nhiều người biết đến). Tổng giám đốc Trần Minh Phương cho biết ngay từ khi thành lập, anh đã quyết định đưa các sản phẩm lên sàn LazMall thay vì chỉ bán tại hệ thống siêu thị NutriMart. Nói về việc chọn LazMall mà không phải là nơi bán hàng chính hãng nào khác, anh Phương cho biết Lazada có uy tín từ lâu cùng tệp khách hàng chất lượng, phù hợp với các mặt hàng chính hãng. "Những thực phẩm dinh dưỡng của công ty hướng tới phân khúc khách hàng có nhận thức cao về sản phẩm liên quan tới sức khỏe. Và LazMall đã giúp chúng tôi tiếp cận được với nhóm khách hàng này một cách rất hiệu quả", anh nói.
Cả ba doanh nghiệp đều xem hướng đi mở gian hàng chính hãng trên TMĐT, cụ thể là LazMall, như một sự "cứu cánh" cho thương hiệu của họ và nhìn nhận rõ vai trò của kênh kinh doanh này trong mùa dịch.
Tháo gỡ những khó khăn khi chuyển đổi số
Khi mới tham gia kinh doanh trên sàn, ba doanh nghiệp đều gặp khó khăn ban đầu trong quá trình "set-up". Với những sản phẩm liên quan tới sức khỏe như đông trùng hạ thảo Dr. Trung hay thực phẩm dinh dưỡng hữu cơ, khách hàng thường có tâm lý phải "sờ tận tay" nên chê giá cao, khó tiếp cận. Bên cạnh đó, quá trình chuyển đổi từ phương thức bán truyền thống lên sàn TMĐT, việc "update" khối lượng lớn mặt hàng (từ vài trăm tới hàng nghìn sản phẩm) lên website, thiết kế logo nhận diện thương hiệu, xây dựng các chương trình thu hút khách hàng, đầu tư về mặt kỹ thuật... cũng khiến các doanh nghiệp gặp áp lực không nhỏ.
Tuy nhiên, Lazada luôn hỗ trợ tích cực, giúp các công ty, nhà bán hàng và thương hiệu tăng tỷ lệ tương tác, tiếp cận được nguồn khách ổn định và phát triển bền vững thông qua đội ngũ nhân viên tư vấn, hướng dẫn nhiệt tình, phổ biến kỹ về những chương trình marketing, cộng đồng nhà bán hàng rộng lớn và học viện Lazada University cập nhật kiến thức hàng ngày. Cùng với đó, các chương trình livestream trên ứng dụng cũng giúp nhà bán hàng và khác hàng tương tác với nhau hiệu quả hơn.
Các thương hiệu đăng ký bán hàng trên LazMall luôn được ưu ái đặt ngay tại phần đầu trang chủ, giúp thu hút sự chú ý của khách hàng. Đồng thời, Lazada thường xuyên tổ chức những chương trình khuyến mãi hỗ trợ quảng bá rộng rãi các thương hiệu đăng ký kinh doanh trên LazMall giúp tăng lượng tương tác và thúc đẩy doanh số một cách hiệu quả. Các nhà bán hàng cũng sẽ được Lazada hỗ trợ phí vận chuyển cho những đơn hàng ở Hà Nội và TP HCM. Điều này giúp các nhà bán hàng và thương hiệu giảm tải một phần chi phí, thu hút thêm người dùng.
Đặc biệt, sản phẩm của các thương hiệu trên LazMall sẽ được gắn tag LazMall phía dưới giúp nổi bật hơn so với những mặt hàng thông thường khác. Từ đó, tạo sự dễ dàng nhận diện và tin tưởng cho người dùng, giúp tăng lượt chuyển đổi đơn hàng cho doanh nghiệp.
Thành công nhờ chọn đúng kênh kinh doanh
Nhận thức rõ vai trò của TMĐT trong mùa dịch cũng như tận dụng đúng nền tảng để kinh doanh như LazMall, doanh số của ba doanh nghiệp đều tăng trưởng vượt bậc. Công ty cổ phần sách MCBooks của anh Hoàng Minh Thắng hiện xếp hạng Top 2 ngành hàng theo doanh thu truyền thông, âm nhạc và sách trên Lazada (tính tới ngày 2/9). Doanh số tăng trưởng trung bình là 150% một tháng; doanh số quý tăng trưởng 300% so với quý trước liền kề.
Còn doanh số bán đông trùng hạ thảo Dr. Trung của anh Võ Văn Chuẩn trên LazMall chiếm 25% tổng doanh số của công ty. Lượng khách hàng tăng trung bình 20% mỗi tháng, riêng trong mùa dịch, có thời điểm tăng đột biến đến 70% do nhu cầu sử dụng sản phẩm tốt cho sức khỏe tăng mạnh. Hay Công ty Vinanutrifood mới lên sàn từ giữa tháng 7 đến cuối tháng 8 năm nay nhưng doanh số đã tăng 10 - 20 lần.
Bên cạnh những hỗ trợ về vận hành, Lazada còn ra mắt nhiều chương trình khuyến mãi giúp các thương hiệu trên LazMall "đại thắng" về doanh số và tiếp cận với nguồn khách hàng khổng lồ. Doanh số bán hàng trong các ngày Lễ hội mua sắm hay "siêu sale" như 6/6, 7/7 hay 8/8 của Công ty cổ phần sách Mcbooks luôn tăng gấp 3 lần; còn Công ty TNHH Công nghệ sinh học Vinseed tăng gấp 5 - 6 lần so với bình thường. Cả ba đại diện doanh nghiệp nhận định LazMall và các chương trình khuyến mãi của Lazada mang đến cho họ "lượng khách hàng lớn cùng doanh số vượt ngoài mong đợi".
Sắp tới, Lazada sẽ tổ chức sự kiện "Siêu sale chính hãng, Hạ cánh LazMall" diễn ra từ ngày 9/9 đến 11/9 để tăng cường thêm khuyến mãi nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm ngày càng lớn của khách hàng. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để các nhà bán hàng và thương hiệu tăng trưởng kinh doanh, vượt qua khó khăn của đại dịch,bứt phá trong mùa mua sắm cuối năm sắp đến.
Đại diện của Lazada cho rằng thông qua LazMall, Lazada Việt Nam đặt mục tiêu tạo nên một kênh thương mại tin cậy, hỗ trợ các thương hiệu kinh doanh hiệu quả hơn, đồng thời làm cầu nối đưa những sản phẩm chất lượng đến tận tay khách hàng. Do đó, nếu các doanh nghiệp có chiến lược đầu tư đúng đắn, biết tận dụng những công cụ sẵn có trên sàn TMĐT, họ sẽ không chỉ đưa doanh nghiệp phát triển vững vàng mà còn gặt hái được nhiều thành công.
Hải My