Trong bài Thu ẩm, Nguyễn Khuyến trong vai một lão nông chân quê, khề khà ly rượu. Nhưng cũng từ sự khác biệt này mà cảnh vật dường như cũng biến dạng, mang nhiều màu sắc bất ngờ:
Năm gian nhà cỏ thấp le te,
Ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe.
Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt,
Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.
Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt?
Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe.
Rượu tiếng rằng hay, hay chẳng mấy.
Độ năm ba chén đã say nhè.
Theo PGS Hoàng Hữu Yên, từ "năm gian nhà cỏ", Nguyễn Khuyến đã nhập vào cảnh thu và quan sát những nét thu khi chiều về, vào đêm tối hay buổi trăng thu viên mãn. Hai buổi đêm và hai buổi chiều lần lượt xuất hiện trong Thu ẩm.
Phần kết, tác giả đã gửi gắm ít nhiều tâm sự. PGS Hoàng Hữu Yên bình giảng: "Đâu phải vô cớ mà mắt lão Nguyễn đỏ hoe. Cũng không phải vô cớ mà lão uống ít say nhiều (say không tự chủ được sinh ra lè nhè). Ông uống rượu để tiêu sầu nhưng sầu đâu có dứt".
GS Lê Trí Viễn lại lý giải, nhà thơ say vì nỗi buồn trước vận nước và bứt rứt không nguôi trong lòng. Ông mượn vài chén rượu uống cho khuây nhưng càng uống vào lại thấy nỗi niềm ấy hiện ra rõ rệt hơn, làm lảo đảo đến cảnh vật đêm thu.
Câu 4: Nhà thơ nào được Nguyễn Khuyến nhắc đến trong bài "Thu vịnh"?