Chùm thơ thu nổi tiếng của nhà thơ Nguyễn Khuyến gồm: Thu vịnh (Mùa thu ngồi ngâm thơ), Thu điếu (Câu cá mua thu), Thu ẩm (Uống rượu mùa thu). Có người cho rằng chùm thơ thu được ông sáng tác khi về ở ẩn quê nhà. Tuy nhiên, có ý kiến Thu điếu được sáng tác riêng khi ông trở về vườn cũ, khác bối cảnh hai bài còn lại.
Cả ba bài thơ đều viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật, đưa người đọc về một vùng quê quanh năm ngập nước của đất Hà Nam đầu thế kỷ 20 vào độ thu sang.
Theo PGS Hoàng Hữu Yên trong sách Giảng văn văn học Việt Nam (Nhà xuất bản Giáo dục, 1998), với các nhà thơ cận đại, kể cả nhà Thơ mới, thu là mùa của cảm xúc, là đề tài muôn thuở. Trong làng thơ Việt Nam, sau Nguyễn Khuyến, Tương Phố, Tản Đà, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu đều có những bài thơ thu nổi tiếng.
Tuy nhiên, thơ thu giữa Nguyễn Khuyến và các nhà Thơ mới có một khoảng cách. Thơ Nguyễn Khuyến là thơ của làng cảnh Việt Nam đậm đà, chân thực, dù tác giả gửi gắm ít nhiều tâm sự. Trong khi đó, các tác phẩm Thơ mới như Giọt lệ thu (Tương Phố), Tiếng thu (Lưu Trọng Lư) hay Đây mùa thu tới (Xuân Diệu) chỉ là mượn cảnh, sắc, màu, âm thanh của mùa thu để gửi gắm tâm trạng đượm buồn hay lưu lưu luyến, bâng khuâng giữa đất trời.
Câu 2: Câu thơ mở đầu bài "Thu điếu" (Câu cá mùa thu) là gì?