Sinh ra trong gia đình có truyền thống Nho học, từng đỗ đạt làm quan nhưng đứng trước hiện thực xã hội Việt Nam thế kỷ 19, ông rơi vào tình trạng bi quan, mất hết niềm tự hào về chữ nghĩa thánh hiền. Ông viết nhiều bài thơ có giọng điệu trào phúng để thể hiện thái độ và tâm trạng của mình trước hiện thực.
Nguyễn Khuyến được coi là một trong những tác giả trào phúng bậc thầy. Tiến sĩ giấy là bài thơ thuộc chùm thơ trào phúng của ông.
Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai.
Cũng gọi ông nghè có kém ai.
Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng,
Nét son điểm rõ mặt văn khôi.
Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ?
Cái giá khoa danh ấy mới hời!
Ghế tréo, lọng xanh ngồi bảnh choẹ,
Nghĩ rằng đồ thật, hoá đồ chơi!
Theo nhà nghiên cứu văn học Hoàng Hữu Yên trong sách Giảng văn Văn học Việt Nam, cùng với kỳ lân, đèn sao, đèn kéo quân, hình nộm ông tiến sĩ là một trong những đồ chơi của trẻ em ngày xưa khi Tết Trung thu đến. Dân ta vốn hiếu học, trọng khoa bảng, muốn cổ vũ và khích lệ người đời mới dựng hình tiến sĩ để nghinh rước.
Nhưng vào cuối thế kỷ 19, dưới chế độ thực dân, nho học lụi tàn, các kỳ thi chỉ là cảnh chợ chiều để mua quan bán tước, tha hồ thao túng. Danh nho Nguyễn Khuyến viết bài này cũng bao hàm dụng ý như vậy.
Ngòi bút tác giả thống kê một loạt biểu tượng như: Cờ dương danh tiến sĩ, biển ân tứ vinh quy, mũ mãng cân đai... toàn của vua ban và cả cái tên quen thuộc là "ông nghè tháng tám".
"Ông này là ông nghè đấy, có đủ cả lễ bộ không chút lép vế so với bất cứ ông nghè thật nào khác. Có điều là điệp từ cũng dày đặc được dùng như nhãn tự tạo cho giọng điệu thơ một cách ấn tượng hơi là lạ khang khác. Nó hao hao giống như bức tranh đám rước chuột dân gian. Tưởng thực mà lại là giả: Ông tiến sĩ giấy đó thôi. Quả là hài hước", sách viết. Phần còn lại của bài thơ, Nguyễn Khuyến lột tả cái tính hài ấy bằng nhiều nét tiêu biểu.
Câu 4: Tên một bài thơ thể thiện thái độ làm ngơ, không thèm để ý đến những gì xung quanh mình để được yên thân, tránh sự quấy rầy, sách nhiễu của Nguyễn Khuyến?