Bài thơ Nôm Cuốc kêu cảm hứng rút từ tập Quốc văn tùng ký, từng được sử dụng trong phần đọc thêm chương trình Văn học lớp 11 giai đoạn 1990-2006. Đây là một trong những bài thơ của Nguyễn Khuyến được nhiều người yêu thích và truyền tụng.
Khắc khoải đưa sầu giọng lửng lơ,
Ấy hồn Thục đế thác bao giờ?
Năm canh máu chảy đêm hè vắng,
Sáu khắc hồn tan bóng nguyệt mờ.
Có phải tiếc xuân mà đứng gọi,
Hay là nhớ nước vẫn nằm mơ?
Thâu đêm ròng rã kêu ai đó?
Giục khách giang hồ dạ ngẩn ngơ.
Theo sách Giảng văn Văn học Việt Nam (Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 1998), bài thơ là đề tài quen thuộc, nhưng Nguyễn Khuyến đã chuyển thành những vần thơ bóng bẩy, tha thiết, thấm nỗi buồn mênh mông. Tiếng cuốc như gợi lên trong lòng nhà thơ nỗi đau mất nước, nỗi buồn bơ vơ, nỗi xót xa tủi nhục trước cảnh lầm than của dân tộc. Mỗi câu thơ là tiếng lòng, là nỗi buồn tê tái.
Tác giả đã tận dụng ưu thế của thể thơ Đường luật như kết cấu mạch lạc, ý tứ hàm súc, đối ngẫu chặt chẽ, nhất là từ ngữ uyển chuyển mà chính xác gợi cảm. Nhà thơ đã giãi bày tấm lòng son sắc thủy chung, nhưng chứa đầy bi kịch: Hồn nước gọi, giục giã mà mình thì bất lực, trăm chiều bối rối.
Câu 3: Trong bài thơ "Tiến sĩ giấy", Nguyễn Khuyến chế giễu nạn gì lúc đương thời?