Những câu thơ này nằm trong bài Xuân về, trích trong tập thơ Tâm hồn tôi (1937), là một bức tranh quê vào mùa xuân. Con người và cảnh sắc nông thôn đã được thi vị hóa qua một hồn thơ lãng mạn tài hoa.
Đã thấy xuân về với gió đông,
Với trên màu má gái chưa chồng.
Bên hiên hàng xóm, cô hàng xóm
Ngước mắt nhìn giời, đôi mắt trong.
Từng đàn con trẻ chạy xun xoe,
Mưa tạnh giời quang, nắng mới hoe.
Lá nõn, nhành non ai tráng bạc?
Gió về từng trận, gió bay đi...
Thong thả, dân gian nghỉ việc đồng,
Lúa thì con gái mượt như nhung
Đầy vườn hoa bưởi hoa cam rụng,
Ngào ngạt hương bay, bướm vẽ vòng.
Trên đường cát mịn, một đôi cô,
Yếm đỏ, khăn thâm, trẩy hội chùa.
Gậy trúc dắt bà già tóc bạc,
Tay lần tràng hạt miệng nam vô.
Trong bài viết "Đóng góp của thơ Nguyễn Bính" tháng 7/1989, nhà thơ Vũ Quần Phương cho rằng: Nguyễn Bính yêu thôn quê một cách kỳ lạ, cái tình yêu làm cho thơ anh, ở những câu thơ bình dị nhất vẫn có sức lôi cuốn, cái duyên xao động lòng người.
Dưới mắt anh, những cảnh sắc thông thường ở thôn quê cũng rất gợi cảm, đâu chỉ ánh trăng mới đẹp, mà cảnh mưa phùn gió bấc, hoa xoan, đường lầy hay nắng trưa hè vẫn làm ta xúc động, nhớ thương. Đó là tài năng của anh. Giọng anh cất lên, người ta nhận ra ngay hình bóng quê hương làng mạc.
Câu 4: Trong bài thơ "Người hàng xóm", chứng nhân giữa nhân vật "tôi" và "nàng" là gì?