Từ năm 1940, Nguyễn Bính bắt đầu nổi tiếng với số lượng thơ khá dày, đề tài phong phú, trong đó chủ yếu là thơ tình. Tương tư in trong tập Lỡ bước sang ngang, xuất bản năm 1940 tại Hà Nội. Tập thơ gây tiếng vang, làm dấy lên phong trào thuộc thơ, yêu thơ Nguyễn Bính của độc giả ngày ấy.
Bài thơ là tâm trạng khắc khoải chờ mong chàng trai yêu đơn phương. Mối tương tư ấy được đặt vào khung cảnh nông thôn với dáng dấp một mối tình chân chất trong ca dao, mang hương vị đồng quê mộc mạc.
Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông,
Một người chín nhớ mười mong một người.
Gió mưa là bệnh của giời,
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.
Hai thôn chung lại một làng,
Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này?
Ngày qua ngày lại qua ngày,
Lá xanh nay đã thành cây lá vàng.
Bảo rằng cách trở đò giang,
Không sang là chẳng đường sang đã đành.
Nhưng đây cách một đầu đình,
Có xa xôi mấy mà tình xa xôi...
Nhà phê bình Văn Tâm trong sách Giảng văn văn học Việt Nam (Nhà xuất bản Giáo dục, 1998) cho rằng, độc giả tìm đến thơ tình Nguyễn Bính bởi tìm được những bài thơ mang tình tứ gần gũi với tâm hồn, tính cách người Việt, được thể hiện bởi một ngữ điệu thân quen: Giọng ca dao dân ca. Trong bài Tương tư, đó là thể thơ lục bát xưa dịu ngọt giàu tính nhạc, vần phong phú, lối đan chữ (chín nhớ mười mong), kiểu suy tư vật thể hóa (lá xanh nay đã thành cây lá vàng), những từ có vùng mờ ngữ nghĩa.
Câu 3: Những câu thơ sau được Nguyễn Bính tả cảnh sắc, con người mùa nào trong năm?
Từng đàn con trẻ chạy xun xoe,
Mưa tạnh giời quang, nắng mới hoe.
Lá nõn, nhành non ai tráng bạc?
Gió về từng trận, gió bay đi...