(Bài viết Ý Kiến không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.)
Nỗi bất an tài chính là nhiều người có thu nhập cao, nhưng vẫn cố làm thêm việc kiếm thêm tiền cho gia đình, độc giả Nguyễn Thành Phát chia sẻ:
Tôi 38 tuổi, gia đình có hai bé nhỏ, có cùng mức tổng thu nhập mỗi năm từ 700 đến 800 triệu đồng. Nhưng được cái là hai vợ chồng cùng đi làm, và có thêm nguồn thu nhập từ cho thuê nhà trọ (đất và đầu tư xây hết tổng cộng gần 8 tỷ). Hai vợ chồng mua hai gói bảo hiểm, đóng tiền cũng không nhiều, vì mục đích là ngừa rủi ro (không phải đầu tư, vì lãi suất bảo hiểm là thấp hơn tiết kiệm).
Tôi cũng an tâm chút là hai vợ chồng người này không quá phụ thuộc vào thu nhập của người kia. Theo tôi, khoản tiết kiệm nên chỉ duy trì từ 6-12 tháng thu nhập cho mục đích dự phòng thôi, vì đồng tiền ngày càng mất giá, lãi suất tiền gửi ngày càng thấp (đặc biệt sau dịch). Bạn có thể dùng số tiền này để đầu tư vào một bất động sản cho thuê, ví dụ nhà phố (vừa có thêm nguồn thu nhập khác, mà tài sản tăng giá thêm hàng năm).
>> 'Lương thấp nhưng có nhà, ôtô nhờ biết lo xa'
Hiện tại, tôi cũng có đầu tư thêm đất nền ở các tỉnh có khu công nghiệp như Long An, Đồng Nai. Việc đầu tư này sẽ không mất quá nhiều thời gian, chủ yếu là vào cuối tuần để đi xem đất và giao dịch, thời gian cũng linh động.
Tầm tuổi này tôi quan niệm là nên có nhiều thời gian dành cho vợ con, đặc biệt là dạy dỗ hai đứa trẻ nên người, có tính tự lập cao. Cách đây một năm, tôi cũng ham kiếm thêm tiền, cũng tìm kiếm việc kinh doanh khác để tăng thêm thu nhập, nhưng vì quá căng thẳng, ăn uống thất thường, lại ít vận động (do có ít thời gian) nên lại phát sinh một số bệnh như đau dạ dày, sỏi thận, gai cột sống, thậm chí là chớm bệnh gout. Tiền nhiều mà ăn uống không ngon, bệnh rề rề thì chỉ vứt đi.
>>Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.