42 ao cá chình của ông Ánh tại xã Tân Thành, TP Cà Mau.
Năm 1999, mô hình nuôi cá chình nước ngọt khá xa lạ với nông dân Cà Mau. Qua người quen ở Bình Thuận giới thiệu, ông Ánh quyết định khởi nghiệp với loài thủy sản giá trị này. Năm 2019, ông đầu tư hơn 8 tỷ đồng mua hơn 5 ha đất năng suất thấp tại xã Tân Thành để đầu tư nuôi cá chình bài bản.
42 ao cá chình của ông Ánh tại xã Tân Thành, TP Cà Mau.
Năm 1999, mô hình nuôi cá chình nước ngọt khá xa lạ với nông dân Cà Mau. Qua người quen ở Bình Thuận giới thiệu, ông Ánh quyết định khởi nghiệp với loài thủy sản giá trị này. Năm 2019, ông đầu tư hơn 8 tỷ đồng mua hơn 5 ha đất năng suất thấp tại xã Tân Thành để đầu tư nuôi cá chình bài bản.
Mỗi ao cá chình rộng khoảng 1.000 m2. Ông Ánh thường lựa chọn giống cá loại 10 con mỗi kg, với giá khoảng 1,2 triệu đồng.
Sau 7-8 tháng nuôi, cá tuỳ kích thước sẽ được tách sang những ao khác. Từ khi thả giống đến thu hoạch, cá phải được chuyển ao hai lần. Nông dân dùng lưới để thu hoạch cá chình sau khoảng 20 tháng nuôi.
Mỗi ao cá chình rộng khoảng 1.000 m2. Ông Ánh thường lựa chọn giống cá loại 10 con mỗi kg, với giá khoảng 1,2 triệu đồng.
Sau 7-8 tháng nuôi, cá tuỳ kích thước sẽ được tách sang những ao khác. Từ khi thả giống đến thu hoạch, cá phải được chuyển ao hai lần. Nông dân dùng lưới để thu hoạch cá chình sau khoảng 20 tháng nuôi.
Loài cá ông Ánh chọn nuôi là cá chình nước ngọt, tên khoa học là Anguilla rostrata (còn gọi là cá chình Mỹ). Đây là loài có khả năng thích nghi, giá trị kinh tế cao do thịt ngọt, thơm và được ưa chuộng. Cá có thể dùng nướng muối ớt, nấu mẻ hoặc rang muối...
Theo ông Ánh, sau khi đào ao, người nuôi cần lấy nước vào ngâm 15-20 ngày, rồi bơm ra và đưa nước mới vào. Kế đó, nước phải được xử lý bằng vôi bột và sát khuẩn. Mực nước phù hợp để nuôi cá chình khoảng 1,6 m.
Loài cá ông Ánh chọn nuôi là cá chình nước ngọt, tên khoa học là Anguilla rostrata (còn gọi là cá chình Mỹ). Đây là loài có khả năng thích nghi, giá trị kinh tế cao do thịt ngọt, thơm và được ưa chuộng. Cá có thể dùng nướng muối ớt, nấu mẻ hoặc rang muối...
Theo ông Ánh, sau khi đào ao, người nuôi cần lấy nước vào ngâm 15-20 ngày, rồi bơm ra và đưa nước mới vào. Kế đó, nước phải được xử lý bằng vôi bột và sát khuẩn. Mực nước phù hợp để nuôi cá chình khoảng 1,6 m.
Mỗi đợt thu hoạch, chủ ao huy động những thanh niên khỏe mạnh để kéo lưới. Cá tới lứa xuất bán thường đạt trọng lượng trung bình 3-6 kg.
Mỗi đợt thu hoạch, chủ ao huy động những thanh niên khỏe mạnh để kéo lưới. Cá tới lứa xuất bán thường đạt trọng lượng trung bình 3-6 kg.
Người thu hoạch sẽ dùng vợt để xúc cá rồi đưa lên bờ, sau đó sử dụng xe rùa vận chuyển vào nơi tập kết cá.
Với 42 ao nuôi, chủ trang trại thu hoạch luân phiên, đảm bảo mỗi năm đều có sản phẩm bán ra thị trường.
Người thu hoạch sẽ dùng vợt để xúc cá rồi đưa lên bờ, sau đó sử dụng xe rùa vận chuyển vào nơi tập kết cá.
Với 42 ao nuôi, chủ trang trại thu hoạch luân phiên, đảm bảo mỗi năm đều có sản phẩm bán ra thị trường.
Cá chình được rửa sạch sau đó cho vào một bể chứa tạm thời có chạy oxy để đảm bảo cá sống đến khi thương lái đến thu mua.
Cá chình được rửa sạch sau đó cho vào một bể chứa tạm thời có chạy oxy để đảm bảo cá sống đến khi thương lái đến thu mua.
Sau khi kéo lưới để thu hết số cá dưới ao, nông dân chắt cạn nước trong ao rồi mò cá dưới bùn để đảm bảo không bị sót.
Sau khi kéo lưới để thu hết số cá dưới ao, nông dân chắt cạn nước trong ao rồi mò cá dưới bùn để đảm bảo không bị sót.
Thương lái đến tận trang trại phân loại và mua cá chình. Hiện cá loại 1 giá khoảng 500.000 đồng mỗi kg, loại 2 giá 370.000 đồng một kg. Loài này được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu sang Trung Quốc.
Thương lái đến tận trang trại phân loại và mua cá chình. Hiện cá loại 1 giá khoảng 500.000 đồng mỗi kg, loại 2 giá 370.000 đồng một kg. Loài này được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu sang Trung Quốc.
Với nhiều năm kinh nghiệm, ông Ánh được mệnh danh là "vua cá chình" ở miền Tây. Cuối tháng 10, ông thu hoạch một ao thu về khoảng 1,8 tấn cá.
Ông Hồ Quốc Trạng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Thành cho biết nghề nuôi cá chình của xã có hơn 20 năm, là mô hình chủ lực của địa phương. Hiện diện tích nuôi cá chình kết hợp cá bống tượng trên 250 ha, với khoảng 420 hộ.
Mô hình nuôi cá chình của ông Ánh có hiệu quả kinh tế cao, góp phần đáng kể trong việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương. "Ông cũng thường xuyên hỗ trợ con giống, kinh nghiệm sản xuất, vốn cho những hộ có hoàn cảnh khó khăn khi họ có nhu cầu nuôi loài cá đặc sản này", ông Trạng nói.
Với nhiều năm kinh nghiệm, ông Ánh được mệnh danh là "vua cá chình" ở miền Tây. Cuối tháng 10, ông thu hoạch một ao thu về khoảng 1,8 tấn cá.
Ông Hồ Quốc Trạng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Thành cho biết nghề nuôi cá chình của xã có hơn 20 năm, là mô hình chủ lực của địa phương. Hiện diện tích nuôi cá chình kết hợp cá bống tượng trên 250 ha, với khoảng 420 hộ.
Mô hình nuôi cá chình của ông Ánh có hiệu quả kinh tế cao, góp phần đáng kể trong việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương. "Ông cũng thường xuyên hỗ trợ con giống, kinh nghiệm sản xuất, vốn cho những hộ có hoàn cảnh khó khăn khi họ có nhu cầu nuôi loài cá đặc sản này", ông Trạng nói.
Chúc Ly