Thực ra cách chơi của Bồ Đào Nha ở trận chung kết không khiến cho người hâm mộ bất ngờ. Nếu như ở vòng bảng, trước những đối thủ ít tên tuổi và bị đánh giá kém hơn, Bồ Đào Nha đã không chủ trương áp đặt thế trận, mà chấp nhận chơi đôi co, cân bằng và thậm chí có phần tìm đến sự chắc chắn, Trong khi vào vòng knock-out, họ đã quyết định kéo đội hình thấp xuống hoàn toàn để đối chọi với Croatia, biến những tiền đạo như Nani và Ronaldo trở thành những cầu thủ phòng ngự. Kế hoạch này đã khắc chế được mọi bài tấn công mà Croatia đang có, làm nản lòng hàng tiền vệ vốn rất sáng tạo và cơ động. Bồ Đào Nha cũng đủ sắc bén để tung ra cú dứt điểm quyết định trong những phút cuối của hiệp phụ.
Kịch bản tương tự lặp lại trong trận tứ kết.
Kể từ đây HLV Fernando Santos đã quyết định cất giữ Moutinho và, hai cầu thủ chơi sáng tạo và kỹ thuật nhất, nhường chỗ cho những cầu thủ đơn giản và kém trình độ hơn. Ý đồ của ông là muốn dồn lực vào thời điểm cuối trận hoặc hiệp phụ. Điều này dẫn đến việc trong phần lớn thời gian thi đấu, Bồ Đào Nha không thể hiện một sơ đồ triển khai tấn công rõ nét, các pha bóng có phần rời rạc, lẻ tẻ và cũng không nhiều những cú dứt điểm trúng đích. Các pha giàn xếp tấn công của đội tỏ ra đơn điệu và yếu ớt, nếu không nhờ đến kỹ năng của hai tiền đạo, thì hầu hết đều vô hại và thiếu chính xác. Đối phương dù muốn hay không vẫn phải sắm vai trò là đội kiểm soát bóng chính. Bồ Đào Nha cũng đủ chặt chẽ để hàng phòng ngự không bị đặt vào thế chống đỡ quá bị động.
Ba Lan, dù đã ghi bàn từ sớm, nhưng nhìn chung cũng giống như Xứ Wales ở bán kết, đều đã chiều theo kịch bản được Bồ Đào Nha dựng ra sẵn, và đều không thể giải quyết được trận đấu trong tình thế có vẻ như họ được quyết định.
Đội Pháp được mong chờ nhiều hơn, chí ít về những lợi thế tinh thần và đẳng cấp được nhìn nhận cao hơn hẳn các đội ở nhánh đấu bên kia. Nhưng ngoài những vấn đề nội tại, Pháp cũng gặp đúng tình huống mà kẻ chiến bại của Bồ Đào Nha đã gặp phải. Và một lần nữa, Pháp cũng không thể giải quyết nổi, dù họ đã có nhiều cơ hội hơn. Cộng thêm sự xuất sắc hơn thường lệ của thủ thành Patricio, Pháp đã bị Bồ Đào Nha kết liễu ở hiệp phụ thứ hai.
Nói về mặt đấu pháp, Bồ Đào Nha đã thực sự thành công, và những gì thể hiện qua chuỗi trận của họ, cho thấy HLV Fernando Santos đã thực thi ý đồ hiệu quả. Tuy nhiên, nếu xét đến tầm vóc của một đội tuyển lớn, đã liên tục vào sâu trong các giải gần đây, được xếp hạng hạt giống và một trong các ứng viên vô địch, lối chơi đó ít nhiều đã gây thất vọng và gây chán nản cho những người hâm mộ trung lập, nhất là trong đội hình của họ vẫn có những ngôi sao như Nani và Ronaldo, mà phẩm chất cá nhân của họ không ai có thể nghi ngờ. So sánh về truyền thống của đội Bã trầu còn càng gây ra sự tiếc nuối hơn. Bởi thế hệ của đàn anh Figo và Joao Pinto, những người có mặt trong trận chung kết, một ở trên hàng ghế danh dự, một ở trong băng ghế huấn luyện, hẳn mọi người sẽ thấy sự khác biệt lớn về cả lối chơi và sự hấp dẫn.
Dẫu sao thì Bồ Đào Nha cũng đã dành chức vô địch. Không thể nói họ không xứng đáng với những nỗ lực của đội bóng, đã vượt qua những thời điểm khó khăn như thiếu người và chấn thương. Nếu như cùng là liên tưởng đến nhà vô địch Đan Mạch 1992 và Hy Lạp 2004 cho phép họ đi đến danh hiệu với vị thế của đội bóng nhỏ, lại là điều không hẳn đúng với vị thế của Bồ Đào Nha hiện tại. Đá chắc chắn, cẩn thận và không cần nhất thiết chủ động chơi bóng, ưu tiên làm cho đối phương không thể chơi bóng. Mà ngay sau đó, Đan Mạch và Hy Lạp đều gặp khó ở vòng loại World Cup tiếp theo, vì chính các đội bóng nhỏ khác hoàn toàn có thể lặp lại cách chơi mà nhà vô địch châu Âu từng áp dụng. Hẳn có một chút gì đó tiếc nuối cho nhà vô địch châu Âu khi họ không thể chinh phục được bằng lối chơi tích cực hơn, một điều mà Croatia, Xứ Wales hay Đức đã làm tốt hơn nhiều ở giải lần này.
Bởi vì ngoài kết quả tỷ số, chính lối chơi và các pha bóng ngẫu hứng sẽ đọng lại lau mãi trong trái tim người hâm mộ.
Nhưng thôi, thế mới là bóng đá!
Hy vọng nhà vô địch sẽ cách tân được lối chơi trong tương lai.