![]() |
Bà Susan Schwab. |
- Bà nghĩ sao về việc Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) bị trì hoãn tới sau chuyến thăm VN của Tổng thống Bush?
> Hạ viện Mỹ hoãn bỏ phiếu PNTR > Hạ viện Mỹ chưa thông qua PNTR với VN > PNTR có lợi cho cả hai phía > Doanh nghiệp Mỹ - Việt đều khó |
- Chính quyền Tổng thống Bush cũng như các nhà lãnh đạo của cả hai đảng trong Quốc hội đều cam kết mạnh mẽ thúc đẩy thông qua quy chế này trước khi VN trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Việc VN trở thành thành viên WTO không phải là món quà mà Mỹ dành tặng VN và cũng không phải món quà VN dành tặng cho Mỹ. Đây là điều quan trọng đối với cả hai bên và chúng tôi tin tưởng rằng quy chế này sẽ sớm được thông qua. Chúng tôi sẽ tiếp tục vận động để PNTR có thể được thông qua trước khi VN trở thành thành viên chính thức của WTO.
- Trong cuộc biểu quyết tại Hạ viện hôm 13/11, có nhiều nghị sĩ, đặc biệt là thành viên Đảng Dân chủ, bỏ phiếu chống lại dự luật về PNTR. Chính quyền của Tổng thống Bush sẽ làm thế nào để có thể thúc đẩy thông qua dự luật trước khi VN chính thức vào WTO?
- Ba ngày họp trong tuần này của Hạ viện Mỹ chủ yếu giải quyết về mặt thủ tục liên quan đến dự luật về PNTR. Chúng tôi rất tiếc là trong 3 ngày đó họ đã thông thể bỏ phiếu thông qua. Tuy nhiên, nếu nhìn lại các đợt Quốc hội Mỹ thông qua PNTR với các nước trong 8 năm gầy đây, sẽ thấy phiếu ủng hộ của cả hai đảng trong phiên làm việc hôm qua rất lớn. 228 phiếu thuận, 161 phiếu chống và 43 phiếu trắng. Đặc biệt, có 90 người của Đảng Dân chủ bỏ phiếu thuận, trong đó có cả những lãnh đạo của Hạ viện. Trước đó, tại phiên bỏ phiếu của Ủy ban Tài chính Thượng viện, kết quả là 18/0, tức là tất cả ủy viên thuộc cả hai đảng đều bỏ phiếu thuận. Điều đó cho thấy có sự ủng hộ rất cao ở cả hai đảng về vấn đề thông qua PNTR với VN, vấn đề còn lại chỉ là thủ tục giấy tờ mà thôi. Quốc hội Mỹ sẽ nhóm họp trở lại vào 4/12 sau kỳ nghỉ lễ. Khi đó, sẽ có đầy đủ thành viên để có thể tiến hành một cuộc bỏ phiếu bình thường. Cuộc biểu quyết tại Hạ viện hôm qua còn thiếu 30 phiếu nữa. Như tôi đã nói, đây là ưu tiên số một của Mỹ, nên sớm hay muộn PNTR cũng sẽ được thông qua tại Mỹ.
- Nối lại vòng đàm phán Doha được xem là ưu tiên hàng đầu trong các phiên họp của các bộ trưởng thương mại trong khu vực APEC dịp này. Phía Mỹ có kế hoạch gì để kích hoạt vòng đàm phán đó?
- Rõ ràng Doha là ưu tiên hàng đầu về mặt thương mại với các thành viên WTO trong khuôn khổ APEC. Trong các cuộc họp song phương sáng nay, các bộ trưởng thương mại cũng thảo luận về vấn đề này. Vòng đàm phán Doha bị đình hoãn từ tháng 7/2006, do có sự khác biệt cơ bản giữa các thành viên chính. Đến nay, không một quốc gia hay nhóm quốc gia riêng rẽ nào có thể đơn phương nối lại vòng đàm phán này. Đặt ra thời hạn để nối lại đàm phán cũng là điều không thể. Ngay cả các bộ trưởng tại hội nghị hôm nay cũng không làm được điều đó. Giờ đây muốn nối lại, tất cả các nước phải vượt qua bất đồng trong đàm phán trước đây mới có thể nối lại. Với các nước đang phát triển, cần thiết phải tạo ra dòng trao đổi thương mại mới, với sự tiếp cận thị trường thực chất. Với các nước phát triển, vấn đề quan trọng là cách đối xử với các hàng hóa đặc biệt. Vì vậy, với những trợ cấp làm méo mó thương mại, các nước như Mỹ và EU cần xử lý làm sao để giảm trợ cấp xuống.
Theo bà Susan Schwab, trong tuần lễ APEC 2006, phía Mỹ kỳ vọng sẽ ký kết bản ghi nhớ chung với Indonesia về khai thác gỗ trái phép. Mỹ cũng hy vọng có cơ hội ký kết thỏa thuận song phương về vấn đề Nga gia nhập WTO. |
Song Linh