Bài thơ sáng tác năm 1938, được in trong tập Thơ điên, sau đổi thành Đau thương. Tập Thơ điên gồm ba phần: Hương thơm, Mật đắng, Máu cuồng và hồn điên.
Thơ điên cũng là một trào lưu thời Thơ mới, do Hàn Mặc Tử khởi xướng. Ông nổi tiếng với những vần thơ mới mẻ, lạ lùng, đôi khi là kỳ dị.
Khổ cuối của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ:
Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra...
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?
Theo GS Lê Trí Viễn, lời thơ khổ cuối nghe như có gì đứt đoạn, tắc nghẹn, hụt hẫng, chới với, mất thăng bằng. Ở đây chỉ còn sương khói che khuất bóng người: "Ở đây sương khói mờ nhân ảnh". Em cũng mờ mà anh cũng mờ tan, trong khói sương lạnh lẽo mù mịt. Còn lại may có chữ tình, nhưng ai có biết cho ai: "Ai biết tình ai có đậm đà".
Ai trước là người nào? Ai sau là người nào? Sau những gió lối gió, mây đường mây, có chở trăng về, những mơ khách đường xa, nhìn không ra thì ai trước phải là cô gái, còn ai sau là chàng trai. Có thể coi là câu trả lời cho câu trách ở đầu bài thơ: "Sao anh không chơi thôn Vĩ".
Dù hiểu cách nào đi nữa, câu thơ vẫn có gì buồn buồn: "Sương khói mờ nhân ảnh" đã là mù mịt mông lung, khuất lấp mất dạng, chữ có đậm đà lại gieo thêm một nỗi lửng lơ, nghi hoặc nên càng buồn.
Khổ ba này chỉ tiếp nối và đi sâu vào mối tình, từ cái cách ngăn mây gió chia đường dấn sâu vào thành sự đứt gãy, từ cảnh tí tách như reo vui ở khổ một đi dần tới sự xóa nhòa tất cả vào mơ, vào sương khói ở khổ cuối.
Ngoài nỗi buồn, bài thơ này có cái đẹp, đó là ngôi làng tiếng tăm, đẹp đất trời, cây trái, đẹp nết, đẹp tài của con người. Bài thơ bắt đầu bằng điệu vui, nếu không cũng là điệu tươi, nhưng kết thúc lại phơn phớt buồn như vừa nhỡ một cuộn hẹn hò.
Câu 5: Tên thật của nhà thơ Hàn Mặc Tử là gì?