GS Lê Trí Viễn bình giảng khổ thơ thứ hai: Phút vui ở khổ một không dài mà được chuyển tiếp sang cái buồn.
Gió theo lối gió, mây đường mây,
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay...
Bắp trổ cờ, lay lay trong gió nhẹ. Dòng sông Hương như không muốn trôi, lặng lẽ, im lìm, buồn thiu. Gió mây trên tầng không cũng mỗi bên một đường, gió ở cây lá còn mây ở trên trời. Cảnh thật chứ? Đúng. Trên kia thật mà đây cũng thật. Tươi, ủ, đều Huế cả. Vườn tươi sáng mai, sông ủ buổi chiều. Cái buồn phơn phớt, nhè nhẹ, thấm vào tận đáy lòng.
Nỗi buồn ấy trong cảnh có liên quan gì tới người? Kẻ mời, người về, hai đàng lặng lẽ mà nên cảnh tươi vui. Nhưng ngăn cách nằm sâu trong sự thật, chẳng làm sao chung đời được.
Gió thổi mây bay thường là một chiều, đây lại đứt gãy: "Gió theo lối gió, mây theo đường mây". Lại ngăn cách quyết liệt, gió đóng khung trong gió (hai chữ gió đóng hai đầu), mây cuộn trong mây (hai chữ mây cũng khép kín vòng lại). Số kiếp của cô gái và chàng trai này là vậy. Cho nên dòng nước cũng như buồn theo và hoa bắp cũng như vật vờ lay động như tựa mình lảo đảo bên cạnh dòng nước không nói không rằng.
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó,
Có chở trăng về kịp tối nay?
Câu thơ sáng hẳn lên. Từ ngày đến đêm và đêm trăng là một thứ nhảy vọt không gì báo trước. Tối nay lại là một sự đột ngột khác. Thuyền đậu thuyền đi trên sông Hương đêm trăng là bình thường. Thuyền chở trăng, chở cả tình cũng hình dung được.
Bù lại cảnh tượng ở hai câu trên là cách ngăn, buồn não trong lặng lẽ, là hy vọng của cuộc gặp gỡ hòa hợp mát lành trong lặng lẽ. Hy vọng mỏng manh như tờ giấy vì nó được đặt thành một nghi vấn, dù đã được chốt lại một cách xác định rõ ràng "kịp tối nay".
Nhà nghiên cứu Văn Tâm cho rằng kết thúc khổ thơ thứ hai là một tín hiệu mong chờ cứu nạn, nhưng lời khẩn cầu đồng thời lại chứa đựng niềm hồ nghi.
Câu 4: Bài thơ được in trong tập thơ nào của Hàn Mặc Tử?