Những năm 1945-1960 được gọi là thời kỳ "nở hoa" của thời trang Hàn Quốc. Ngay sau khi chiến tranh kết thúc, nhiều cửa hàng đồ hiệu bắt đầu mở ở Myeongdong, con phốsầm uất của thủ đô Seoul. Váy bó, đầm chiết eo, giày cao gót, quần tất và váy kẻ caro theo văn hóa phương Tây trở nên thịnh hành. Ảnh: Seoul Urban Life Museum Nhà thiết kế nổi tiếng nhất trong thời kỳ này là Nora Noh - người đã tổ chức buổi trình diễn đầu tiên ở Hàn vào năm 1956. Trước đó, bà học ở Mỹ và thành lập thương hiệu thời trang riêng Nora Noh Courtier ở Myeongdong. Ảnh: Naver Vào những năm 1960, nhiều cửa tiệm may đo tập trung đông đúc ở Myeongdong. Choi Kyung-ja (1911-2010) là một trong những nhà thiết kế đầu tiên của Hàn Quốc, điều hành Kookje Boutique và Kookje Fashion Design Institute. Park Hye-lim, người phụ trách triển lãm, nói với Korea JoongAng Daily: "Di sản của Choi tạo tiền đề để thành lập Cao đẳng đào tạo nghề thiết kế Kookje ngày nay. Cô ấy có nhiều sinh viên nổi tiếng trong ngành thời trang Hàn Quốc như André Kim". Ảnh: Seoul Urban Life Museum Hàn Quốc phát triển kinh tế nhanh chóng với ngành xuất khẩu của đất nước tăng lên 10 tỷ USD vào năm 1977. Tại các khu trung tâm Seoul như Shinchon, phòng trà C’est si bon, những người trẻ ở độ tuổi 20-30 thường diện váy ngắn, quần jeans. Những chiếc váy hoa văn hình học như vuông, bầu dục cũng phổ biến vào thời điểm này. Tuy nhiên, chính phủ ra lệnh cấm người dân mặc váy quá ngắn. Mọi người khi mặc trang phục này ra phố đều bị kiểm duyệt gắt gao. Ảnh: FashionN Một người đàn ông đang cắt tóc sau khi bị bắt gặp để kiểu tóc quá dài ở thập niên 1970. Ảnh: Joongang Giai đoạn này, nam giới không được phép để tóc quá dài vì bị cho là "giới tính không rõ ràng". Nếu bắt gặp đàn ông để tóc dài trên phố, đội tuần tra của quân đội sẽ yêu cầu người này cắt tóc ngay tại chỗ. Seoul chứng kiến sự thay đổi nhiều vào những năm 1980. TV màu xuất hiện và thành phố tổ chức Thế vận hội mùa hè 1988, dẫn đến sự bùng nổ văn hóa đại chúng. Các thương hiệu thể thao như Nike, Adidas phổ biến trên đường phố. Quảng cáo thời trang cũng tăng mạnh vào giai đoạn này. Năm 1983, chính phủ bãi bỏ quy định về đồng phục và kiểu tóc cho học sinh, giúp giới trẻ có cơ hội tự do thể hiện bản thân hơn. Ảnh: Naver Vào những năm 1990, thế hệ X - những người sinh từ năm 1965 đến 1980 - đi đầu trong các xu hướng. hip hop trở thành xu hướng hot nhờ sự lăng xê của các nhóm nhạc nam như Seo Taiji and Boys. Ảnh: Naver Áo khoác da lộn, váy ngắn, crop top, quần shorts, bốt da đến từ các thương hiệu cao cấp là những món đồ đại diện cho tầng lớp giàu có. Thời trang Hàn Quốc "lột xác" vào những năm 2010 đến nay. Giới trẻ tự do thể hiện cái tôi với đủ kiểu phong cách, không bị giới hạn bởi bất cứ quy định nào. Phong cách unisex dần lên ngôi, xóa nhòa định kiến về giới. Ảnh: Vogue Họa Mi (theo Korea JoongAng Daily)Song Ji A - mỹ nhân sớm tàn vì dùng hàng fake Eileen Gu - 'Công chúa tuyết' được làng mốt xa xỉ sủng ái Hàng hiệu xa xỉ ngày càng khan hiếm