Trong lễ đăng quang diễn ra vào ngày 4/5, Quốc vương Thái Lan Maha Vajiralongkorn, hay Vua Rama X, sẽ được trao 5 vật phẩm hoàng gia được coi là biểu tượng của vương quyền, đánh dấu tính chính danh của triều đại.
Trong lễ đăng quang diễn ra vào ngày 4/5, Quốc vương Thái Lan Maha Vajiralongkorn, hay Vua Rama X, sẽ được trao 5 vật phẩm hoàng gia được coi là biểu tượng của vương quyền, đánh dấu tính chính danh của triều đại.
Các bằng chứng lịch sử cho thấy truyền thống trên bắt đầu từ thời vương triều Ayutthaya (1350-1767). Các vật phẩm được làm ra lần đầu tiên để phục vụ lễ đăng quang của Quốc vương Yod Fa Chulalok, hay Vua Rama I, và mang tín ngưỡng đạo Hindu - Bà La Môn.
Trong ảnh là bức tranh khắc họa lễ đăng quang của Vua Rama II diễn ra năm 1809.
Các bằng chứng lịch sử cho thấy truyền thống trên bắt đầu từ thời vương triều Ayutthaya (1350-1767). Các vật phẩm được làm ra lần đầu tiên để phục vụ lễ đăng quang của Quốc vương Yod Fa Chulalok, hay Vua Rama I, và mang tín ngưỡng đạo Hindu - Bà La Môn.
Trong ảnh là bức tranh khắc họa lễ đăng quang của Vua Rama II diễn ra năm 1809.
Đại vương miện chiến thắng là vật phẩm quan trọng nhất trong 5 bảo vật hoàng gia. Vương miện cao 66 cm, nặng 7,3 kg, được trang trí bằng rất nhiều kim cương và vàng. Trên phần đỉnh của vương miện gắn một viên kim cương lớn từ vùng Kolkata, Ấn Độ, mang tên "Phra Maha Wichian Mani".
Trong các lễ đăng quang ở những triều đại đầu tiên, Vua Rama I, II và III chỉ đặt vương miện bên cạnh mình sau khi nhận. Nhưng về sau, khi nước Xiêm, quốc hiệu cũ của Thái Lan, tiếp xúc nhiều hơn với các nước châu Âu, Quốc vương Rama IV bắt đầu cử hành nghi lễ đội vương miện lên đầu để phù hợp hơn với tư tưởng vương quyền phương Tây.
Vương miện tượng trưng cho đỉnh núi Meru, vốn được coi là nơi ở trên trời của thánh Indra trong Hindu giáo và trọng lượng của nó tượng trưng cho những trọng trách mà quốc vương phải mang.
Đại vương miện chiến thắng là vật phẩm quan trọng nhất trong 5 bảo vật hoàng gia. Vương miện cao 66 cm, nặng 7,3 kg, được trang trí bằng rất nhiều kim cương và vàng. Trên phần đỉnh của vương miện gắn một viên kim cương lớn từ vùng Kolkata, Ấn Độ, mang tên "Phra Maha Wichian Mani".
Trong các lễ đăng quang ở những triều đại đầu tiên, Vua Rama I, II và III chỉ đặt vương miện bên cạnh mình sau khi nhận. Nhưng về sau, khi nước Xiêm, quốc hiệu cũ của Thái Lan, tiếp xúc nhiều hơn với các nước châu Âu, Quốc vương Rama IV bắt đầu cử hành nghi lễ đội vương miện lên đầu để phù hợp hơn với tư tưởng vương quyền phương Tây.
Vương miện tượng trưng cho đỉnh núi Meru, vốn được coi là nơi ở trên trời của thánh Indra trong Hindu giáo và trọng lượng của nó tượng trưng cho những trọng trách mà quốc vương phải mang.
Gươm chiến thắng được cho là thanh gươm cổ của vương triều Khmer, vốn chìm dưới một đáy hồ ở Siem Reap nhưng sau đó mắc vào lưới ngư dân và được trình lên cho Vua Rama I. Nhà vua ra lệnh dát vàng, trang trí bằng đá quý cho chuôi và vỏ gươm rồi đặt tên cho nó là "Phra Saeng Khan Chai Sri".
Gươm dài 89,9 cm với lưỡi gươm dài 64,5 cm, nặng 1,9 kg khi được tra trong vỏ. Nó tượng trưng cho sức mạnh bảo vệ đất nước của nhà vua.
Gươm chiến thắng được cho là thanh gươm cổ của vương triều Khmer, vốn chìm dưới một đáy hồ ở Siem Reap nhưng sau đó mắc vào lưới ngư dân và được trình lên cho Vua Rama I. Nhà vua ra lệnh dát vàng, trang trí bằng đá quý cho chuôi và vỏ gươm rồi đặt tên cho nó là "Phra Saeng Khan Chai Sri".
Gươm dài 89,9 cm với lưỡi gươm dài 64,5 cm, nặng 1,9 kg khi được tra trong vỏ. Nó tượng trưng cho sức mạnh bảo vệ đất nước của nhà vua.
Trong ảnh, Quốc vương Bhumibol, cha của Quốc vương Vajiralongkorn, nhận gươm chiến thắng trong lễ đăng quang ngày 5/5/1950.
Trong ảnh, Quốc vương Bhumibol, cha của Quốc vương Vajiralongkorn, nhận gươm chiến thắng trong lễ đăng quang ngày 5/5/1950.
Quyền trượng "Than Phra Kon" được làm từ gỗ Javanese Cassia và dát vàng, dài 118 cm, tượng trưng cho tính chính thống của nhà vua.
Quyền trượng "Than Phra Kon" được làm từ gỗ Javanese Cassia và dát vàng, dài 118 cm, tượng trưng cho tính chính thống của nhà vua.
"Walawichani" ban đầu chỉ là một chiếc quạt được làm từ lá cọ với viền và chuôi dát vàng. Tuy nhiên, Vua Rama IV cho rằng "Walawichani", theo ngôn ngữ Pali, nhắc tới một vật giống như chiếc chổi, được làm từ lông bò yak sống trên dãy Himalaya. Vì thế, Quốc vương ra lệnh làm một chiếc chổi như thế và bổ sung nó vào danh sách bảo vật hoàng gia cùng với chiếc quạt lá cọ.
Quạt và chổi biểu trưng cho nhiệm vụ của nhà vua là xua đuổi những rắc rối mà người dân phải chịu.
"Walawichani" ban đầu chỉ là một chiếc quạt được làm từ lá cọ với viền và chuôi dát vàng. Tuy nhiên, Vua Rama IV cho rằng "Walawichani", theo ngôn ngữ Pali, nhắc tới một vật giống như chiếc chổi, được làm từ lông bò yak sống trên dãy Himalaya. Vì thế, Quốc vương ra lệnh làm một chiếc chổi như thế và bổ sung nó vào danh sách bảo vật hoàng gia cùng với chiếc quạt lá cọ.
Quạt và chổi biểu trưng cho nhiệm vụ của nhà vua là xua đuổi những rắc rối mà người dân phải chịu.
Đôi hài hoàng gia mang tên "Chalong Phrabat Choeng Ngon", được dát vàng, trang trí rực rỡ, đính kèm kim cương.
Trong lễ đăng quang, quốc vương sẽ được giáo sĩ Bà La Môn đi hài vào chân. Đôi hài tượng trưng cho mặt đất núi Meru, nơi thánh Indra sống.
Đôi hài hoàng gia mang tên "Chalong Phrabat Choeng Ngon", được dát vàng, trang trí rực rỡ, đính kèm kim cương.
Trong lễ đăng quang, quốc vương sẽ được giáo sĩ Bà La Môn đi hài vào chân. Đôi hài tượng trưng cho mặt đất núi Meru, nơi thánh Indra sống.
Bộ 5 bảo vật hoàng gia được trao cho Quốc vương Thái Lan trong lễ đăng quang.
Vũ Hoàng (Ảnh: Nation, Reuters, AP)