Thứ sáu, 19/4/2024
Thứ năm, 9/10/2014, 10:02 (GMT+7)

Thế giới đón nguyệt thực

Các nước trên thế giới được chứng kiến hiện tượng nguyệt thực toàn phần, trong đó có lúc Mặt Trăng chuyển màu đỏ.

Nguyệt thực toàn phần hay trăng máu là hiện tượng thiên văn khi khi Mặt Trăng đi vào hình chóp bóng của Trái Đất, đối diện với Mặt Trời. Hiện tượng này xảy ra cũng là lúc mặt trăng nhuốm màu đỏ rõ và đẹp nhất. Nguyệt thực toàn phần ở vùng Wlliamstown của Melbourne, Australia, với màu vàng đỏ. Ảnh: AFP

Nguyệt thực năm nay bắt đầu từ khoảng 8h GMT ngày 8/10 và đạt cực đại khoảng 10h25 GMT. Ảnh chụp ở Gosford, phía bắc Sydney, Australia. Ảnh: Reuters

Mặt Trăng bắt đầu bị bóng của trái đất che khuất, làm nền cho chiếc đu quay ở Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: Reuters

Nguyệt thực toàn phần ở Taguig, thành phố thuộc vùng đô thị Manila, Philippines. Ảnh: Reuters

Trung Quốc là một trong số các quốc gia châu Á có cơ hội quan sát hiện tượng nguyệt thực toàn phần lần thứ hai trong năm. Trong ảnh là nguyệt thực được nhìn từ phía sau bức tượng Mao Trạch Đông ở Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc. Ảnh: Reuters

Trăng chuyển sang màu đỏ và khuất bóng. Ảnh được chụp từ Thanh Đảo, Sơn Đông, Trung Quốc. Ảnh: China Foto Press

Tại Việt Nam, đúng như dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng và thủy văn Trung ương, thời tiết miền Bắc tối qua rất thuận lợi trong việc chiêm ngưỡng được hiện tượng trên. Trong ảnh, Mặt Trăng đang đi dần ra khỏi vùng tối. Ảnh: Hội thiên văn nghiệp dư Hà Nội

Mặt Trăng trong quá trình diễn ra nguyệt thực toàn phần ở đảo Tenerife, thuộc quần đảo Canary, Tây Ban Nha. Ảnh: AFP

Mặt Trăng nhuốm màu đỏ cam ở Toronto, Canada. Ảnh: Reuters

Ảnh chụp từ bang Pennsylvania, Mỹ. Theo các chuyên gia, nguyệt thực toàn phần hôm qua là hiện tượng thứ hai trong số 4 nguyệt thực toàn phần xuất trong trong giai đoạn từ ngày 15/4 năm nay đến 28/9 năm sau. Ảnh: AP

Trăng máu nhìn từ thành phố Cedar Rapids, bang Iowa, Mỹ. Theo tính toán của NASA, trừ châu Âu, châu Phi và một phần nhỏ khu vực châu Á không quan sát được, thì các vùng còn lại đều có thể quan sát được nguyệt thực lần này, nhất là phía tây Bắc Mỹ, Australia và phía đông châu Á. Ảnh: BBC

Giai đoạn đầu của nguyệt thực toàn phần được nhìn từ thành phố Tegucigalpa, Honduras. Ảnh: AFP

 

Trọng Giáp, Thùy Linh