Ung thư xương hay các bệnh lý cơ xương khớp, tai nạn lao động hoặc chấn thương thể thao là những mối nguy có thể dẫn tới việc phải cắt bỏ một phần cơ thể, nguy cơ tàn phế cao. Hiện nay, nhờ sự phát triển của khoa học, kỹ thuật việc thay thế xương nhân tạo được phát triển và xem như "cánh cửa hy vọng" cho hàng triệu người.
Riêng tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, việc ứng dụng thay thế xương nhân tạo đã mang lại cuộc sống mới cho rất nhiều người. Có thể kể đến như hợp một cậu bé chỉ mới 12 tuổi mất hoàn toàn khả năng vận động vì ung thư xương bả vai đến cậu bé 15 tuổi phải chịu cảnh tật nguyền vì ung thư xương, một người đàn ông 57 tuổi bị ung thư xương chậu nguy cơ phải tàn phế suốt đời... tất cả đều đã trở lại cuộc sống bình thường, khôi phục khả năng vận động.
Thay xương nhân tạo hỗ trợ điều trị ung thư xương
Ung thư là bệnh lý ngày càng phổ biến hiện nay, nhất là bệnh lý ung thư xương. Tỷ lệ ung thư xương nguyên phát chiếm 1% trong các loại ung thư, ung thư xương thứ phát phổ biến hơn và bệnh có thể gặp ở bất kỳ ở độ tuổi nào
Theo Giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Trần Trung Dũng, Giám đốc Trung tâm Phẫu thuật Khớp - Y học thể thao, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: "Đối với việc xử trí các tổn thương ung thư, phần khó khăn nhất là vì tổn thương thường nằm ở gần các khớp, đối tượng người bệnh phần lớn là người trẻ vì vậy ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động. Phương pháp thay xương nhân tạo với ưu điểm là sử dụng vật liệu thay thế để giải quyết về mặt đảm bảo chức năng vận động của khớp và việc đi lại sinh hoạt của bệnh nhân ngay lập tức. Việc bệnh nhân ung thư xương được ghép xương nhân tạo sẽ giúp cải thiện được chức năng khớp và chấn thương, từ đó bệnh nhân sẽ trở lại cuộc sống đời thường, hồi sinh vận động, nâng cao chất lượng cuộc sống".
Tuy nhiên, với phương pháp thay xương cơ bản chỉ là điều trị thêm và không làm thay đổi bản chất của việc điều trị ung thư. Trong điều trị ung thư, việc thực hiện cắt khối u và phục hồi lại chức năng xương khớp là 2 quá trình độc lập với nhau. Đối với điều trị ung thư, sau khi cắt bỏ khối u, bệnh nhân vẫn cần có quá trình theo dõi, đánh giá, vì tỷ lệ tái phát và tỷ lệ di căn tử vong vẫn có thể xảy ra.
Bệnh nhi L.V.M (12 tuổi) đi khám sau khi xuất hiện các triệu chứng đau âm ỉ, sưng tấy nhẹ vai trái, qua chụp chiếu, thăm khám, bệnh nhi được chẩn đoán u xương vai cần tiến hành điều trị.
Ngày 17/8/2020, bệnh nhân được thực hiện phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ xương bả vai và thay thế bằng xương bả vai nhân tạo với vật liệu y sinh học PEEK, công nghệ in 3D tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Hà Nội. Theo bác sĩ Trần Trung Dũng, đây là ca thay xương bả vai nhân tạo cho bệnh nhân nhỏ tuổi nhất Việt Nam và là ca thành công thứ 2 trên thế giới.
Tại Việt Nam, năm 2012, vật liệu PEEK chính thức được Bộ Y tế cấp phép sử dụng như một vật liệu dùng trong lĩnh vực y sinh. Công nghệ in 3D với vật liệu PEEK đã được thực hiện với nhiều sản phẩm khác nhau như mảnh ghép hộp sọ, lồi cầu xương hàm dưới, các mảnh ghép cho vùng hàm mặt, tuy nhiên đây là lần đầu tiên sử dụng cho tạo hình xương bả vai với độ phức tạp của thiết kế và yêu cầu của độ chính xác cao hơn rất nhiều.
Đối tượng sử dụng kỹ thuật thay xương nhân tạo
Giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Trần Trung Dũng chia sẻ, đối với một số thể ung thư xương hay u xương lành tính, không thấy tính chất di căn, bản thân người bệnh đáp ứng hoá trị tốt thì các chỉ định cắt cụt là chưa hợp lý, ảnh hưởng nhiều đến chức năng vận động, tính thẩm mỹ và tâm lý của người bệnh, vì vậy kỹ thuật thay xương nhân tạo ra đời như một bước ngoặt lớn cứu hàng triệu người khỏi nguy cơ tàn phế, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Ung thư xương là mối nguy khi tỷ lệ mắc tăng cao và trẻ hoá, vì vậy nếu có các dấu hiệu sau, người bệnh nên khám chuyên khoa sớm để được chẩn đoán và có phương pháp can thiệp kịp thời, tránh nguy cơ cắt chi thể đáng tiếc. Dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư xương bao gồm: đau xương; xương yếu; đi lại khó khăn; đau mỏi chân tay với những người qua tuổi 30; các chi yếu đi, tê liệt hoặc đau nhói các chi có thể là dấu hiệu của việc khối u chèn ép tủy sống hoặc chèn ép rễ thần kinh; cảm giác có một vùng xương ấm hơn.
Vật liệu sử dụng trong phẫu thuật thay xương
Phương pháp thay xương nhân tạo sử dụng một số vật liệu phổ biến dưới đây:
- Xương đồng loại: Đây là vật liệu có chi phí thấp nhất. Nhưng nhược điểm của vật liệu này là khả năng liền rất thấp.
- Vật liệu kim loại titan: Đây là vật liệu được sử dụng phổ biến hơn ở các chi dưới vì tính chất có thể chịu lực và tải trọng khá lớn của cơ thể.
- Vật liệu Polyether ether ketone (PEEK) - một polyme nhựa nhiệt dẻo hữu cơ không màu trong họ polyaryletherketone (PEEK) là vật liệu sinh học được sử dụng trong các phẫu thuật thay xương khớp. Vật liệu PEEK bắt đầu được sử dụng trong ngành y tế khoảng 20 năm trở lại đây. Ưu điểm của vật liệu này là chi phí hợp lý và phù hợp với độ bền, sự dẻo dai của cơ thể con người. Tuy nhiên, vật liệu sinh học PEEK dùng cho chi trên nhiều hơn vì không có khả năng chịu lực, hạn chế sử dụng ở chi dưới.
Tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, với sự phối hợp với công nghệ in 3D, những bộ phận cấy ghép được thiết kế hoàn hảo và độ chính xác cao, có khả năng lấp đầy những khuyết hổng trên cơ thể, cố định vào các phần xương lành và đảm bảo khả năng vận động, chịu lực như các bộ phận khác của cơ thể. Các bệnh nhân ung thư xương được phẫu thuật ghép xương nhân tạo này có thể bảo tồn, không phải cắt cụt chi, giữ lại hình dáng và chức năng cơ thể.
Phẫu thuật thay xương nhân tạo tại Bệnh viện Tâm Anh
Dưới sự dẫn dắt của chuyên gia đầu ngành, Giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Trần Trung Dũng - Giám đốc Trung tâm Khớp - Y học thể thao Bệnh viện đa khoa Tâm Anh, cùng đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao, rất nhiều ca bệnh về ung thư xương đã được thay xương thành công, góp phần bảo tồn chi thể cho bệnh nhân.
Bên cạnh đó, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh được trang bị hệ thống máy móc kỹ thuật tiên tiến, hiện đại và phòng mổ vô khuẩn. Hệ thống trang thiết bị chẩn đoán và phẫu thuật cao cấp hàng đầu như: máy X-quang thế hệ mới, máy chụp CT 128 dãy, máy cộng hưởng từ hạt nhân MRI, máy nội soi công nghệ 3D độ phân giải cao, hệ thống máy phẫu thuật robot Artis Pheno (Siemens)... đã hỗ trợ các y bác sĩ trong chẩn đoán và thực hiện thành công những ca u xương và chấn thương vận động phức tạp.
Không chỉ trực tiếp phẫu thuật, các bác sĩ của Trung tâm khớp và Y học thể thao Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh cũng theo sát bệnh nhân cả quá trình sau mổ, hướng dẫn bệnh nhân các bài tập vật lý trị liệu - phục hồi chức năng giúp bệnh nhân nhanh hồi phục.
Nhiều bệnh nhân ung thư xương đã có cơ hội được cải thiện cuộc sống bằng phương pháp thay xương nhân tạo nhờ Giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Trần Trung Dũng, Giám đốc Trung tâm Phẫu thuật Khớp - Y học thể thao, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh.
Thảo Trang (Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh)
Để đặt lịch khám với Giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Trần Trung Dũng, độc giả có thể điền thông tin tại đây, hoặc liên hệ qua Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh:
- Tại Hà Nội:
108 Hoàng Như Tiếp, phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội
Hotline: 1800 6858
- Tại TP HCM:
2B Phổ Quang, phường 2, quận Tân Bình, TP HCM
Hotline: 0287 102 6789
- Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh