Kim Jong-un (trái) trong lễ đưa tiễn thi hài của cha là cố lãnh đạo Kim Jong-il cuối năm 2011. Vai trò kế nhiệm của Kim Jong-un, khi đó mới 28 tuổi, vẫn chưa rõ ràng vì ông còn quá trẻ và chưa có kinh nghiệm điều hành đất nước.
Tuy nhiên, truyền thông nhà nước Triều Tiên ngay sau đó đã ca ngợi Kim Jong-un là "người kế thừa vĩ đại" tư tưởng cách mạng Chủ thể, đồng thời gọi ông là "lãnh đạo vĩ đại của đảng, quân đội và nhân dân".
Kim Jong-un (trái) trong lễ đưa tiễn thi hài của cha là cố lãnh đạo Kim Jong-il cuối năm 2011. Vai trò kế nhiệm của Kim Jong-un, khi đó mới 28 tuổi, vẫn chưa rõ ràng vì ông còn quá trẻ và chưa có kinh nghiệm điều hành đất nước.
Tuy nhiên, truyền thông nhà nước Triều Tiên ngay sau đó đã ca ngợi Kim Jong-un là "người kế thừa vĩ đại" tư tưởng cách mạng Chủ thể, đồng thời gọi ông là "lãnh đạo vĩ đại của đảng, quân đội và nhân dân".
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un dự một cuộc họp của Hội đồng Nhân dân Tối cao hồi tháng 4/2012. Thời điểm này, ông đã giữ chức Chủ tịch Quân ủy Trung ương và lãnh đạo tối cao của đất nước.
Trong những năm đầu nắm quyền, giới chuyên gia nhận định Kim Jong-un đang "ra oai" với Hàn Quốc và Mỹ để thể hiện vị thế của Triều Tiên cũng như nâng cao uy tín lãnh đạo của bản thân ở trong nước. Lãnh đạo Triều Tiên khi đó đưa ra những phát ngôn đanh thép như dọa ném kẻ thù vào "vạc dầu" và "đốt sào huyệt của tội phạm".
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un dự một cuộc họp của Hội đồng Nhân dân Tối cao hồi tháng 4/2012. Thời điểm này, ông đã giữ chức Chủ tịch Quân ủy Trung ương và lãnh đạo tối cao của đất nước.
Trong những năm đầu nắm quyền, giới chuyên gia nhận định Kim Jong-un đang "ra oai" với Hàn Quốc và Mỹ để thể hiện vị thế của Triều Tiên cũng như nâng cao uy tín lãnh đạo của bản thân ở trong nước. Lãnh đạo Triều Tiên khi đó đưa ra những phát ngôn đanh thép như dọa ném kẻ thù vào "vạc dầu" và "đốt sào huyệt của tội phạm".
Kim Jong-un và cựu cầu thủ bóng rổ NBA Dennis Rodman (phải) cùng xem trận đấu bóng rổ ở sân vận động Bình Nhưỡng hồi tháng 1/2014. Rodman là người Mỹ nổi bật nhất từng gặp Kim Jong-un kể từ khi ông lên nắm quyền cuối năm 2011. Rodman nhiều lần tới Triều Tiên và gọi bản thân là "bạn trọn đời" với Kim Jong-un.
Tuy nhiên, một số nghị sĩ Mỹ, vận động viên NBA và các nhóm nhân quyền thời điểm đó cho rằng Rodman đã trở thành "công cụ" quan hệ công chúng cho chính quyền của Kim Jong-un.
Kim Jong-un và cựu cầu thủ bóng rổ NBA Dennis Rodman (phải) cùng xem trận đấu bóng rổ ở sân vận động Bình Nhưỡng hồi tháng 1/2014. Rodman là người Mỹ nổi bật nhất từng gặp Kim Jong-un kể từ khi ông lên nắm quyền cuối năm 2011. Rodman nhiều lần tới Triều Tiên và gọi bản thân là "bạn trọn đời" với Kim Jong-un.
Tuy nhiên, một số nghị sĩ Mỹ, vận động viên NBA và các nhóm nhân quyền thời điểm đó cho rằng Rodman đã trở thành "công cụ" quan hệ công chúng cho chính quyền của Kim Jong-un.
Dưới thời Kim Jong-un, Triều Tiên đã tiến hành 4 trong tổng số 6 vụ thử hạt nhân. Năm 2017, Triều Tiên thử thành công các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) có khả năng vươn tới toàn bộ lãnh thổ Mỹ, bất chấp hàng loạt lệnh cấm vận nặng nề của Liên Hợp Quốc.
Sau các vụ thử tên lửa, Kim Jong-un đấu khẩu với tổng thống Mỹ khi đó là Donald Trump suốt nhiều tháng, gây lo ngại về nguy cơ bùng nổ xung đột quân sự trên bán đảo Triều Tiên.
Trong ảnh là Chủ tịch Triều Tiên cùng các quan chức chính phủ tới thăm Viện Vũ khí Hạt nhân hồi tháng 9/2017.
Dưới thời Kim Jong-un, Triều Tiên đã tiến hành 4 trong tổng số 6 vụ thử hạt nhân. Năm 2017, Triều Tiên thử thành công các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) có khả năng vươn tới toàn bộ lãnh thổ Mỹ, bất chấp hàng loạt lệnh cấm vận nặng nề của Liên Hợp Quốc.
Sau các vụ thử tên lửa, Kim Jong-un đấu khẩu với tổng thống Mỹ khi đó là Donald Trump suốt nhiều tháng, gây lo ngại về nguy cơ bùng nổ xung đột quân sự trên bán đảo Triều Tiên.
Trong ảnh là Chủ tịch Triều Tiên cùng các quan chức chính phủ tới thăm Viện Vũ khí Hạt nhân hồi tháng 9/2017.
Sau 6 năm đầu cầm quyền không rời đất nước hoặc gặp gỡ nguyên thủ nước ngoài nào, tới năm 2018, Kim Jong-un bắt đầu tiến hành nỗ lực ngoại giao. Trong ảnh là Chủ tịch Triều Tiên (trái) bắt tay người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến thăm tới Bắc Kinh hồi tháng 3/2018. Chuyến thăm bí mật chỉ được công bố sau khi phái đoàn Triều Tiên rời Trung Quốc.
Kim Jong-un nói quyết định chọn Trung Quốc là điểm công du nước ngoài đầu tiên thể hiện sự coi trọng đối với quan hệ hai nước. Các nhà phân tích trong khi đó đánh giá chuyến thăm là động thái chuẩn bị cho các hội nghị thượng đỉnh sau đó của Triều Tiên với Hàn Quốc và Mỹ.
Sau 6 năm đầu cầm quyền không rời đất nước hoặc gặp gỡ nguyên thủ nước ngoài nào, tới năm 2018, Kim Jong-un bắt đầu tiến hành nỗ lực ngoại giao. Trong ảnh là Chủ tịch Triều Tiên (trái) bắt tay người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến thăm tới Bắc Kinh hồi tháng 3/2018. Chuyến thăm bí mật chỉ được công bố sau khi phái đoàn Triều Tiên rời Trung Quốc.
Kim Jong-un nói quyết định chọn Trung Quốc là điểm công du nước ngoài đầu tiên thể hiện sự coi trọng đối với quan hệ hai nước. Các nhà phân tích trong khi đó đánh giá chuyến thăm là động thái chuẩn bị cho các hội nghị thượng đỉnh sau đó của Triều Tiên với Hàn Quốc và Mỹ.
Cũng trong năm 2018, Kim Jong-un lần đầu bước qua giới tuyến quân sự hai miền, bắt tay và bước vào phòng hội đàm cùng Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tại Panmunjom, bên trong Khu Phi quân sự liên Triều. Đây là lần đầu tiên trong 11 năm lãnh đạo hai miền gặp mặt.
"Một trang sử mới bắt đầu ngay bây giờ, tại điểm khởi đầu của lịch sử và kỷ nguyên hòa bình", ông Kim Jong-un viết trong sổ lưu niệm tại Nhà Hòa bình khi đó.
Cũng trong năm 2018, Kim Jong-un lần đầu bước qua giới tuyến quân sự hai miền, bắt tay và bước vào phòng hội đàm cùng Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tại Panmunjom, bên trong Khu Phi quân sự liên Triều. Đây là lần đầu tiên trong 11 năm lãnh đạo hai miền gặp mặt.
"Một trang sử mới bắt đầu ngay bây giờ, tại điểm khởi đầu của lịch sử và kỷ nguyên hòa bình", ông Kim Jong-un viết trong sổ lưu niệm tại Nhà Hòa bình khi đó.
Với cầu nối là Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, Kim Jong-un trở thành lãnh đạo Triều Tiên đầu tiên gặp mặt một tổng thống Mỹ đương nhiệm. Trong ảnh là Chủ tịch Triều Tiên (trái) bắt tay cùng cựu tổng thống Mỹ Donald Trump tại hội nghị thượng đỉnh ở Singapore năm 2018.
Lãnh đạo Triều Tiên sau đó nhanh chóng giành được cảm tình của Trump. Cựu tổng thống Mỹ tuyên bố đã xây dựng được "quan hệ đặc biệt" với người ông từng đấu khẩu dữ dội và đặt biệt danh là "Người tên lửa nhỏ bé".
Dù vậy, không khí hữu nghị này không duy trì được lâu. Hội nghị thượng đỉnh thứ hai giữa Kim Jong-un và Trump hồi đầu năm 2019 kết thúc sớm hơn dự kiến vì bất đồng trong phi hạt nhân hóa và dỡ bỏ cấm vận Triều Tiên. Cuộc gặp thứ ba của lãnh đạo hai nước tại khu phi quân sự liên Triều cũng không phá vỡ được tình thế bế tắc này.
Với cầu nối là Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, Kim Jong-un trở thành lãnh đạo Triều Tiên đầu tiên gặp mặt một tổng thống Mỹ đương nhiệm. Trong ảnh là Chủ tịch Triều Tiên (trái) bắt tay cùng cựu tổng thống Mỹ Donald Trump tại hội nghị thượng đỉnh ở Singapore năm 2018.
Lãnh đạo Triều Tiên sau đó nhanh chóng giành được cảm tình của Trump. Cựu tổng thống Mỹ tuyên bố đã xây dựng được "quan hệ đặc biệt" với người ông từng đấu khẩu dữ dội và đặt biệt danh là "Người tên lửa nhỏ bé".
Dù vậy, không khí hữu nghị này không duy trì được lâu. Hội nghị thượng đỉnh thứ hai giữa Kim Jong-un và Trump hồi đầu năm 2019 kết thúc sớm hơn dự kiến vì bất đồng trong phi hạt nhân hóa và dỡ bỏ cấm vận Triều Tiên. Cuộc gặp thứ ba của lãnh đạo hai nước tại khu phi quân sự liên Triều cũng không phá vỡ được tình thế bế tắc này.
Trong một thập kỷ nắm quyền, Kim Jong-un giữ quan hệ tốt đẹp với Nga, quốc gia nhiều lần vận động Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nới lỏng các lệnh trừng phạt Triều Tiên nhằm "cải thiện sinh kế" của người dân tại đây.
Trong ảnh là cuộc gặp giữa Kim Jong-un (trái) và Tổng thống Nga Putin tại Vladivostok hồi tháng 4/2019.
Theo giới chuyên gia, Kim Jong-un đã đạt được mục đích trong cuộc gặp với Putin là khiến hình ảnh của lãnh đạo Triều Tiên xuất hiện khắp các phương tiện truyền thông, chứng minh với thế giới rằng ông ấy là một chính khách toàn cầu. Cuộc gặp với Putin cũng được xem là cách Kim Jong-un "tìm lối đi khác", thể hiện không quá phụ thuộc vào Trung Quốc.
Trong một thập kỷ nắm quyền, Kim Jong-un giữ quan hệ tốt đẹp với Nga, quốc gia nhiều lần vận động Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nới lỏng các lệnh trừng phạt Triều Tiên nhằm "cải thiện sinh kế" của người dân tại đây.
Trong ảnh là cuộc gặp giữa Kim Jong-un (trái) và Tổng thống Nga Putin tại Vladivostok hồi tháng 4/2019.
Theo giới chuyên gia, Kim Jong-un đã đạt được mục đích trong cuộc gặp với Putin là khiến hình ảnh của lãnh đạo Triều Tiên xuất hiện khắp các phương tiện truyền thông, chứng minh với thế giới rằng ông ấy là một chính khách toàn cầu. Cuộc gặp với Putin cũng được xem là cách Kim Jong-un "tìm lối đi khác", thể hiện không quá phụ thuộc vào Trung Quốc.
Hồi đầu năm nay, năm thứ 10 Kim Jong-un nắm quyền, ông đã được bầu làm Tổng bí thư đảng Lao động cầm quyền. Ông tuyên bố sẽ nâng cao năng lực kho vũ khí hạt nhân và "làm mọi thứ để xây dựng quân đội mạnh nhất". Trong ảnh là Kim Jong-un dự lễ duyệt binh tại quảng trường Kim Nhật Thành ở Bình Nhưỡng hôm 14/1.
Hồi đầu năm nay, năm thứ 10 Kim Jong-un nắm quyền, ông đã được bầu làm Tổng bí thư đảng Lao động cầm quyền. Ông tuyên bố sẽ nâng cao năng lực kho vũ khí hạt nhân và "làm mọi thứ để xây dựng quân đội mạnh nhất". Trong ảnh là Kim Jong-un dự lễ duyệt binh tại quảng trường Kim Nhật Thành ở Bình Nhưỡng hôm 14/1.
Trong 10 năm cầm quyền, sự thay đổi ngoại hình của Chủ tịch Kim Jong-un cũng là điều gây chú ý. Ảnh chụp Kim Jong-un hồi tháng hai (trái) và hồi tháng 6 cho thấy ông gầy đi rõ rệt. Cục Tình báo Quốc gia Hàn Quốc (NIS) hồi tháng 7 cho biết ông có thể đã giảm 10-20 kg.
Chuyên gia nhận định Kim Jong-un sút cân có thể không phải do vấn đề sức khỏe mà ông tự giảm cân để xuất hiện với vóc dáng thon gọn hơn, như muốn thể hiện hình ảnh một lãnh đạo mạnh mẽ, đủ khả năng gánh vác đất nước.
Trong 10 năm cầm quyền, sự thay đổi ngoại hình của Chủ tịch Kim Jong-un cũng là điều gây chú ý. Ảnh chụp Kim Jong-un hồi tháng hai (trái) và hồi tháng 6 cho thấy ông gầy đi rõ rệt. Cục Tình báo Quốc gia Hàn Quốc (NIS) hồi tháng 7 cho biết ông có thể đã giảm 10-20 kg.
Chuyên gia nhận định Kim Jong-un sút cân có thể không phải do vấn đề sức khỏe mà ông tự giảm cân để xuất hiện với vóc dáng thon gọn hơn, như muốn thể hiện hình ảnh một lãnh đạo mạnh mẽ, đủ khả năng gánh vác đất nước.
Ngọc Ánh (Theo AP/AFP/Reuters)