Khí hậu thay đổi thất thường vào thời điểm cuối năm là nguyên nhân gây ra các bệnh đường hô hấp và thường đi kèm các triệu chứng ho. Ngoại trừ các trường hợp có chỉ định dùng kháng sinh của bác sĩ, sử dụng các sản phẩm thảo dược để giảm ho, bổ phế có thể cải thiện tình trạng bệnh. Trong đó, lá thường xuân và cỏ xạ hương là hai loại thảo dược thường có trong nhiều bài thuốc giúp giảm ho, bổ phế.
Lá thường xuân trong y học phương Tây
Thường xuân còn được gọi là cây vạn niên, cây trường xuân, dây nguyệt quế, dây lá nho, có tên khoa học Hedera helix. Đây là loại cây cảnh phố biến, được trồng nhiều nơi trên thế giới, nhất là ở châu Âu. Cây thường xuân có khả năng sinh trưởng mạnh mẽ, xanh tốt quanh năm ngay cả trong mùa đông giá rét.
Từ thời Hy Lạp cổ đại, hầu hết các bộ phận của cây thường xuân đã được Hippocrates - người được mệnh danh là "cha đẻ của y học hiện đại phương Tây" sử dụng để chữa nhiều bệnh như sốt, bệnh gút, đau tai. Từ khoảng thế kỷ thứ 16, dịch chiết lá thường xuân được biết đến với khả năng chữa trị các bệnh đường hô hấp.
Năm 1998, Hội đồng Khoa học châu Âu công nhận tác dụng trong điều trị viêm đường hô hấp cấp tính và mạn tính, có kèm triệu chứng ho mà không làm mất phản xạ ho của dịch chiết lá thường xuân. Thành phần của dịch chiết lá thường xuân có α–Hederin. Đây là hoạt chất chính có tác dụng hỗ trợ giãn cơ trơn phế quản, góp phần giảm độ nhớt dịch nhầy giúp long đờm và giảm ho dựa trên nghiên cứu "Sinh học tế bào" năm 2003 của giáo sư người Đức - Hanns Haberlein và cộng sự.
Những năm gần đây, các công ty dược phẩm ở châu Âu và nhiều nước dùng thảo dược này để sản xuất các thực phẩm hỗ trợ sức khỏe.
Cỏ xạ hương góp phần điều trị bệnh hô hấp
Cỏ xạ hương có tên khoa học Thymus vulgaris, thường được biết đến với tên gọi lá thyme - loại thảo mộc tạo nên mùi thơm và giá trị dinh dưỡng đặc trưng trong các món súp, hầm và beefsteak của ẩm thực phương Tây.
Cỏ xạ hương còn là loại dược liệu có lợi cho thần kinh và hô hấp được người châu Âu sử dụng từ lâu. Y học hiện đại sử dụng tinh dầu cỏ xạ hương trong trị liệu xoa bóp, hỗ trợ điều trị ho, góp phần giảm cảm lạnh, cảm cúm, viêm phế quản, hen phế quản.
Cỏ xạ hương chứa tinh dầu thơm (thymol, carvacrol, borneol, geraniol...) được nhiều nhà khoa học nghiên cứu có tác dụng hỗ trợ giảm ho, có thể chống co thắt phế quản, góp phần giúp long đờm, làm dịu sự đau rát họng.
Tinh dầu cỏ xạ hương kết hợp cùng chiết xuất lá thường xuân là bài thuốc thiên nhiên có thể giảm các triệu chứng ho do bệnh đường hô hấp, hỗ trợ bổ phế và mang lại sự dễ chịu cho người bệnh.
Kim Uyên
- Chiết xuất lá thường xuân (Hedera helix): 700 mg.
- Chiết xuất cỏ xạ hương (Thymus vulgaris): 800 mg.
Công dụng:
- Hỗ trợ bổ phế, thông hơi thở, làm ấm đường hô hấp.
- Góp phần giảm các triệu chứng ho do cảm cúm, cảm lạnh, hắt hơi, sổ mũi, ho han, ho do thay đổi thời tiết
Đối tượng sử dụng:
- Người lớn và trẻ em ho có đờm, ho khan, mắc các bệnh đường hô hấp như cảm cúm, cảm lạnh, hắt hơi, sổ mũi.
Hướng dẫn sử dụng:
- Dùng nắp đong hoặc ống hút để phân liều siro, có thể pha loãng với một ít nước hoặc uống trực tiếp.
- Trẻ em dưới 2 tuổi: 2,5ml x 3 lần mỗi ngày. Lưu ý: nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
- Trẻ em trên 2 tuổi: 5ml x 3 lần mỗi ngày.
- Người lớn: 7,5 ml x 3 lần mỗi ngày.
- Siro Helispan có thể uống cùng hoặc không cùng bữa ăn.
Giấy phép quảng cáo số 02281/2019/ATTP-XNQC, do Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế cấp ngày 6/11/2019. Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.