Sông Cấm có chiều dài tổng cộng khoảng 7km, đi qua và làm ranh giới giữa các địa phương như huyện An Dương, Thủy Nguyên, các quận Hồng Bàng, Ngô Quyền, Hải An của Hải Phòng.
Hàng ngày trên sông Cấm có hàng trăm phương tiện thủy nội địa chở hàng qua lại. Các tàu này chủ yếu chở vật liệu xây dựng, than và hầu hết trong tình trạng quá tải bất chấp sự hiện diện của chốt cảnh sát giao thông đường thủy đặt gần ngã ba sông.
Sông Cấm có chiều dài tổng cộng khoảng 7km, đi qua và làm ranh giới giữa các địa phương như huyện An Dương, Thủy Nguyên, các quận Hồng Bàng, Ngô Quyền, Hải An của Hải Phòng.
Hàng ngày trên sông Cấm có hàng trăm phương tiện thủy nội địa chở hàng qua lại. Các tàu này chủ yếu chở vật liệu xây dựng, than và hầu hết trong tình trạng quá tải bất chấp sự hiện diện của chốt cảnh sát giao thông đường thủy đặt gần ngã ba sông.
Tất cả các cảng biển Hải Phòng đều nằm trên sông Cấm (được tính từ chân cầu Kiền đổ về cửa Cấm - nơi có bán đảo Đình Vũ). Với vị trí địa lý thuận lợi, đây được coi là con sông quan trọng bậc nhất của thành phố Hải Phòng trong chiến lược phát triển kinh tế cảng biển. Tàu hút cát, tàu chở dầu cũng góp mặt trong dòng phương tiện quả tải, lũ lượt chạy trên sống Cấm.
Tất cả các cảng biển Hải Phòng đều nằm trên sông Cấm (được tính từ chân cầu Kiền đổ về cửa Cấm - nơi có bán đảo Đình Vũ). Với vị trí địa lý thuận lợi, đây được coi là con sông quan trọng bậc nhất của thành phố Hải Phòng trong chiến lược phát triển kinh tế cảng biển. Tàu hút cát, tàu chở dầu cũng góp mặt trong dòng phương tiện quả tải, lũ lượt chạy trên sống Cấm.
Từ sông Cấm, tất cả các phương tiện thủy nội địa có thể ngược dòng, thông thương hàng hóa với các tỉnh thành phố khu vực phía Bắc theo đường sông. Và cũng từ con sông này các phương tiện tàu biển, tàu pha sông biển tỏa đi các cả nước và quốc tế.
Từ sông Cấm, tất cả các phương tiện thủy nội địa có thể ngược dòng, thông thương hàng hóa với các tỉnh thành phố khu vực phía Bắc theo đường sông. Và cũng từ con sông này các phương tiện tàu biển, tàu pha sông biển tỏa đi các cả nước và quốc tế.
Phương tiện thủy, chủ yếu là sà lan tự hành hoặc tàu thủy nội địa hầu hết chở quá trọng tải, đi thành đoàn nối đuôi nhau trên sông.
Phương tiện thủy, chủ yếu là sà lan tự hành hoặc tàu thủy nội địa hầu hết chở quá trọng tải, đi thành đoàn nối đuôi nhau trên sông.
Khi đêm xuống, nhịp sống trên dòng sông này vẫn rất sôi động, từng đoàn tàu chở hàng quá tải ùn ùn kéo từ sông Cấm, qua sông Đào Thượng Lý để ra sông Lạch Tray.
Khi đêm xuống, nhịp sống trên dòng sông này vẫn rất sôi động, từng đoàn tàu chở hàng quá tải ùn ùn kéo từ sông Cấm, qua sông Đào Thượng Lý để ra sông Lạch Tray.
Theo lãnh đạo Cảng vụ thủy nội địa (Sở Giao thông Hải Phòng), các tuyến sông ngòi trên chảy qua địa bàn thành phố được phân cấp cho nhiều đơn vị quản lý, trong đó có cả Cảng vụ khu vực 1, Cảnh sát đường thủy, Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng. Hiện Cảng vụ thủy nội địa chỉ quản lý 12 bến khách, 11 bến ven sông và 23 bến hàng hóa (chủ yếu là các bến cát, đá, gạch). Địa bàn trải rộng, quân số ít, trang thiết bị chỉ có một chiếc xuồng nhưng liên tục hỏng hóc, nằm bờ khiến công tác tuần tra, xử lý gặp nhiều khó khăn.
Theo lãnh đạo Cảng vụ thủy nội địa (Sở Giao thông Hải Phòng), các tuyến sông ngòi trên chảy qua địa bàn thành phố được phân cấp cho nhiều đơn vị quản lý, trong đó có cả Cảng vụ khu vực 1, Cảnh sát đường thủy, Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng. Hiện Cảng vụ thủy nội địa chỉ quản lý 12 bến khách, 11 bến ven sông và 23 bến hàng hóa (chủ yếu là các bến cát, đá, gạch). Địa bàn trải rộng, quân số ít, trang thiết bị chỉ có một chiếc xuồng nhưng liên tục hỏng hóc, nằm bờ khiến công tác tuần tra, xử lý gặp nhiều khó khăn.
Trên thực tế, các phương tiện thủy nội địa thường xuyên chở hàng quá tải nhưng thanh tra giao thông thủy không được phép kiểm tra khi tàu đang chạy trên sông, dù chỉ cần nhìn bằng mắt thường cũng có thể phát hiện sai phạm.
Khác với đường bộ, đường thủy chỉ cần nhìn vào vạch mớn nước trên mạn tàu là xác định được tàu vi phạm trọng tải hay không. Chỉ khi nào các phương tiện này vào bến bãi, lực lượng thanh tra mới có quyền kiểm tra, xử lý theo quy định. Còn việc kiểm tra phương tiện lưu hành trên sông thuộc thẩm quyền xử lý của cảnh sát đường thủy nội địa.
Trên thực tế, các phương tiện thủy nội địa thường xuyên chở hàng quá tải nhưng thanh tra giao thông thủy không được phép kiểm tra khi tàu đang chạy trên sông, dù chỉ cần nhìn bằng mắt thường cũng có thể phát hiện sai phạm.
Khác với đường bộ, đường thủy chỉ cần nhìn vào vạch mớn nước trên mạn tàu là xác định được tàu vi phạm trọng tải hay không. Chỉ khi nào các phương tiện này vào bến bãi, lực lượng thanh tra mới có quyền kiểm tra, xử lý theo quy định. Còn việc kiểm tra phương tiện lưu hành trên sông thuộc thẩm quyền xử lý của cảnh sát đường thủy nội địa.
Thượng tá Nguyễn Công Điềm- Phó Phòng cảnh sát đường thủy – CA Hải Phòng cho biết, Hải Phòng có 6 cửa sông chính đổ ra biển với chiều dài 125km. Đường thủy một khi đã xảy ra tai nạn thì vô cùng thảm khốc nên công tác kiểm tra,giám sát được thực hiện chặt chẽ.
Từ đầu năm 2014 đến nay, đơn vị này đã xử phạt 2.000 trường hợp với tổng số tiền gần 4 tỷ đồng, chủ yếu là các lỗi: quá tải, không bằng cấp, định biên thuyền viên và các vi phạm về quy định thủy nội địa.
Thượng tá Nguyễn Công Điềm- Phó Phòng cảnh sát đường thủy – CA Hải Phòng cho biết, Hải Phòng có 6 cửa sông chính đổ ra biển với chiều dài 125km. Đường thủy một khi đã xảy ra tai nạn thì vô cùng thảm khốc nên công tác kiểm tra,giám sát được thực hiện chặt chẽ.
Từ đầu năm 2014 đến nay, đơn vị này đã xử phạt 2.000 trường hợp với tổng số tiền gần 4 tỷ đồng, chủ yếu là các lỗi: quá tải, không bằng cấp, định biên thuyền viên và các vi phạm về quy định thủy nội địa.
Cũng theo thượng tá Điềm, việc xử lý các tàu thuyền chở quá tải còn gặp nhiều khó khăn do không có bến bãi tập kết, phương tiện hạ tải, cơ quan đơn vị nào đứng ra quản lý hàng hóa. Chính vì vậy để quản lý tận gốc, Cảng vụ nội địa phải thực hiện việc kiểm soát hàng ngay tại đầu bến, nhưng việc này thời gian qua làm chưa tốt. Trước thực trạng các phương tiện thủy nội địa chở cát đá, than… quá tải đang lưu thông trên luồng hàng hải đang trở thành mối họa đối với các tàu biển, ông Bùi Đức Minh - Giám đốc Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng tỏ ra hết sức quan ngại. Ông Minh cho biết, một khi các phương tiện này bị chìm, đắm sẽ gây ra ách tắc luồng hàng hải trong thời gian ngắn, kéo theo một khoản chi không hề nhỏ cho việc trục vớt.
Cũng theo thượng tá Điềm, việc xử lý các tàu thuyền chở quá tải còn gặp nhiều khó khăn do không có bến bãi tập kết, phương tiện hạ tải, cơ quan đơn vị nào đứng ra quản lý hàng hóa. Chính vì vậy để quản lý tận gốc, Cảng vụ nội địa phải thực hiện việc kiểm soát hàng ngay tại đầu bến, nhưng việc này thời gian qua làm chưa tốt. Trước thực trạng các phương tiện thủy nội địa chở cát đá, than… quá tải đang lưu thông trên luồng hàng hải đang trở thành mối họa đối với các tàu biển, ông Bùi Đức Minh - Giám đốc Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng tỏ ra hết sức quan ngại. Ông Minh cho biết, một khi các phương tiện này bị chìm, đắm sẽ gây ra ách tắc luồng hàng hải trong thời gian ngắn, kéo theo một khoản chi không hề nhỏ cho việc trục vớt.
Giang Chinh