Máy bay cánh cố định như máy bay chiến đấu, máy bay dân dụng... có thể cất cánh nhờ lực nâng do chênh lệch áp suất ở phía trên và phía dưới cánh máy bay thắng trọng lực của máy bay sau khi chạy đà trên đường băng để nhận chênh lệch áp suất động đủ lớn. Máy bay chuyển động theo phương ngang nhờ quán tính và một số động cơ bố trí ở giữa thân máy bay hoặc bố trí đều ở hai bên cánh, thân máy bay.
Trong đó, máy bay quân sự thường dùng động cơ phản lực (tương tự như động cơ tên lửa) còn máy bay dân dụng dùng động cơ phản lực cánh quạt. Ngoài ra, cánh đuôi ngang của máy bay có cấu trúc tương tự hai cánh chính, để tạo lực nâng cho phần đuôi khi máy bay chuyển động, giúp máy bay nằm thăng bằng theo phương ngang.
Khi máy bay đổi hướng, với góc đổi nhỏ thì phi công sẽ điều chỉnh cánh đuôi đứng để đổi hướng. Nguyên tắc đó là bộ phận tăng, giảm lực cản không khí của cánh đuôi đứng ngả về phía nào thì máy bay rẽ về phía đó.
Khi máy bay đổi hướng gấp, góc đổi hướng lớn thì phi công phải điều chỉnh lực nâng của hai cánh máy bay để máy bay nghiêng. Khi đó, một phần lực nâng cánh máy bay đóng vai trò là lực hướng tâm làm máy bay chuyển động tròn (tương tự như nghiêng xe mô tô khi vào khúc cua).
Trên cánh của máy bay được bố trí bộ phận để có thể tăng hay giảm lực nâng. Nguyên tắc chuyển hướng khi đó là máy bay rẽ gấp về hướng nào thì giảm lực nâng lên cánh đó (có thể kết hợp tăng lực nâng của cánh kia) và máy bay nghiêng về phía đó. Thông thường, việc chuyển hướng gấp chỉ áp dụng cho máy bay quân sự mà hiếm khi áp dụng cho máy bay dân dụng.
Câu 4: Ngày nay người ta thường hay dùng hệ thống gì để xác định hướng cùa máy bay, tàu biển, tên lửa hành trình?