Thứ ba, 17/12/2024
Thứ bảy, 16/5/2015, 14:29 (GMT+7)

Sức mạnh của chiến hạm Mỹ dùng thách thức Trung Quốc ở Biển Đông

Chiến hạm Fort Worth Mỹ điều tới gần Trường Sa để thách thức tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc thuộc loại tàu tấn công ven biển (LCS), có kích thước nhỏ, hoạt động gần bờ và trang bị hỏa lực đủ mạnh để chặn địch tiếp cận bờ biển.

Tàu chiến đấu ven biển USS Fort Worth (LCS-3) có thể hoạt động ở tốc độ thấp phù hợp với các chiến dịch ven biển hoặc di chuyển nhanh để tránh hoặc truy đuổi tàu nhỏ, tàu ngầm.

Hải quân Mỹ hôm 13/5 thông báo USS Fort Worth đã hoàn thành đợt tuần tra kéo dài một tuần trên Biển Đông. USS Forth Worth bị tàu chiến Trung Quốc theo dõi chặt chẽ khi thực hiện hoạt động trên.

Theo Hải quân Mỹ, USS Fort Worth đã nhiều lần đi qua Biển Đông, nhưng cuộc tuần tra này đánh dấu lần đầu tiên một LCS hoạt động ở vùng biển quốc tế gần quần đảo Trường Sa.

Trong ảnh, thủy thủ ra hiệu giúp một trực thăng AH-1 Corba hạ cánh xuống USS Fort Worth.

USS Forth Worth được bàn giao cho Hải quân Mỹ tháng 9/2012. Tàu dài 119 m, mớn nước 4 m, tốc độ tối đa khoảng 74 km/h. Thủy thủ đoàn chính gồm từ 35 đến 50 người.

Trong ảnh, thành viên bộ phận Chiến đấu Trên biển, Biệt đội 1, thuộc USS Fort Worth kéo thang dây lên tàu trong một cuộc diễn tập tiếp cận, tìm kiếm và chiếm giữ.

Căng thẳng trên Biển Đông những tháng gần đây tăng cao do Trung Quốc xây dựng nhiều cơ sở, trong đó có một sân bay dài hơn 3 km, trên 7 khu vực bị cải tạo tại quần đảo Trường Sa.

Trong ảnh, thủy thủ trên USS Fort Worth chuẩn bị cho máy bay không người lái MQ-8B Scout cất cánh thực hiện nhiệm vụ.

Hải quân Mỹ thông báo USS Fort Worth cùng các tàu LCS khác sẽ ghé thăm Biển Đông thường xuyên hơn.

Trong ảnh là thành viên Biệt đội Chiến đấu Trên biển Số 4 của USS Fort Worth.

Thủy thủ trên tàu nạp đạn nổ mạnh, gây cháy, vào súng cỡ nòng 30 mm. USS Fort Worth còn được trang bị các súng cỡ nòng 50 mm, 57 mm, thủy lôi cùng một số loại tên lửa.

USS Fort Worth thuộc lớp Freedom, một trong hai lớp LCS của Hải quân Mỹ. LCS có mớn nước từ 4,2 m đến 4,5 m, tốc độ 40 hải lý/giờ (74 km/h). Tàu được thiết kế để hoạt động trong môi trường ven biển hoặc nước nông giống như tên gọi của nó.

Trong ảnh là một xuồng bơm hơi chuẩn bị tiếp cận tàu USS Freedom (LCS-1) trong đợt tập trận ngoài khơi Nam California. USS Freedom là LCS đầu tiên, được biên chế cho Hải quân Mỹ năm 2008.

USS Independence (LCS-2) là tàu chiến đầu tiên thuộc lớp Independence, lớp LCS thứ hai của Hải quân Mỹ. Tàu lớp này có chiều dài 127 m, rộng 31,6 m, giãn nước 3.100 tấn, tốc độ tối đa 81 km/h, thủy thủ đoàn chính gồm 40 người.

Trong ảnh, USS Independence thao diễn cùng hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan (CVN-76) trong Tập trận Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) 2014.

USS Independence thể hiện khả năng chuyển hướng ở ngoài khơi thành phố San Diego, bang California. Lớp Independence được mô tả là "ván trượt phản lực quân sự có boong cho máy bay và súng".

USS Independence (trái) và tàu USS Coronado (LCS-4), lớp Independence, di chuyển trên Thái Bình Dương.

Tên lửa tấn công Kongsberg phóng từ tàu USS Coronado trong cuộc thử nghiệm ngoài khơi Nam California hồi tháng 9/2014.

Tàu tấn công ven biển tương lai USS Grabielle Giffords (LCS-10), lớp Independence, chuẩn bị hạ thủy tại xưởng đóng tàu Austal hồi tháng 2.

Như Tâm (Ảnh: US Navy)