Theo đó, việc lấy mẫu tại khu vực phía Bắc sẽ giao Cục An toàn thực phẩm, Viện Dinh dưỡng; khu vực miền Trung do Viện Pasteur Nha Trang phụ trách; khu vực miền Nam được Viện Y tế công cộng TP HCM lấy mẫu. Trong quá trình lấy mẫu và kiểm nghiệm, nếu phát hiện có bất cứ vấn đề gì bất thường liên quan sản phẩm, Bộ Y tế sẽ lập tức xử lý theo quy định.
Mới đây Chi cục An toàn thực phẩm Hà Nội cũng đã lấy 5 mẫu nước C2 và 5 mẫu nước Rồng Đỏ để kiểm nghiệm, kết quả cho thấy hàm lượng chì nằm trong giới hạn quy định.
Trước đó mạng xã hội xuất hiện phiếu kiểm nghiệm nước C2, Rồng Đỏ, nhiễm chì vượt ngưỡng cho phép. Theo bà Nguyễn Thiên Hương, phụ trách truyền thông Công ty URC Việt Nam (nhà sản xuất nước giải khát C2 và nước tăng lực Rồng Đỏ) đã có sự không đồng nhất trong các kết quả xét nghiệm từ nhiều đơn vị kiểm nghiệm khác nhau.
Cụ thể, đầu tháng 1, mẫu trà xanh C2 và nước tăng lực Rồng Đỏ gửi đến Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia (NICF) có phát hiện chì còn mẫu gửi đến Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng thì không phát hiện. URC chủ động gửi các mẫu đối chiếu và nguyên liệu (lấy cùng lô và khác lô với mẫu NICF kiểm nghiệm có chì) đến nhiều trung tâm đo lường kiểm tra chất lượng khác thì đều không phát hiện chì.
Kết quả xét nghiệm không đồng nhất này cũng dấy lên thông tin URC "biếu tiền" cho 2 cá nhân của Viện để làm thay đổi kết quả kiểm nghiệm. Theo Viện kiểm nghiệm an toàn vệ sinh an toàn thực phẩm Quốc gia, 2 cá nhân của Viện khẳng định không nhận hối lộ. Thanh tra Bộ Y tế đang phối hợp với cơ quan xác minh rõ sự việc. Bộ Y tế cũng yêu cầu đẩy nhanh thanh tra hoạt động Công ty URC.
>> Xem thêm
Truy nghi vấn nước giải khát nhiễm chì và hối lộ cán bộ kiểm nghiệm
Nhà sản xuất nước C2: Kết quả kiểm nghiệm chì không đồng nhất
Nam Phương