Tuần tư vấn Đau tức ngực & Các bệnh tim mạch
Chuyên gia Hệ thống BVĐK Tâm Anh giải đáp thắc mắc về bệnh tim mạch cùng nhiều bệnh lý khác mà độc giả quan tâm.
Tôi hay bị chóng mặt, choáng váng khi thay đổi tư thế như đứng lên ngồi xuống, nằm và ngồi dậy. Khi đó tôi đo huyết áp bằng máy đo điện tử thì kết quả 107/87. Bình thường thì huyết áp rất tốt trong mọi trường hợp diễn biến của cảm xúc 120-130/80-90, nhịp tim thường 80-90. Vậy nhờ bác sỹ tư vấn giúp tôi là nguyên nhân do đâu và cách phòng ngừa ạ. Trân trọng cảm ơn bác sĩ!
Xin chào bác sỹ, tôi 65 tuổi, có một số vấn đề sau:
- Hay bị khát nước, khô họng, vòm trên khoang miệng, dù luôn đo tiểu đường chỉ là 5.0
- Đêm ngủ cứ khoảng 2h là lại tỉnh dậy do mơ màng, phải dậy đi tiểu và uống đủ nước, nếu uống ít thì ngủ khoảng 1h là lại khô họng phải dậy uống nước
- Khi lo lắng, căng thẳng lại thấy tức tức vùng dạ dày
- Trong khoảng 2 năm gần đây đã sụt khoảng 10 kg, dù ăn vẫn ngon miệng, ăn tốt mà không thể lên cân. Tôi cao 1m67 hiện chỉ nặng 48kg.
Tiền sử tôi từng bị viêm hang vị dạ dày có HP và đại tràng, đã uống 3 đợt kháng sinh.
Nhờ bác sỹ tư vấn giúp, tôi cần khám và điều trị như thế nào. Xin cảm ơn bác sỹ!
Tôi đi khám thì được bác sỹ chẩn đoán tôi bị cường giao cảm, nhưng không cho thuốc điều trị vì không có thuốc chữa loại bệnh này. Xin hỏi bác sỹ, có cách nào trị bệnh này không? Xin cảm ơn!
Chào bác,
Trường hợp của bác cần được thăm khám thêm để xác định tình trạng bệnh của bác cụ thể là gì. Từ đó, các bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với thể trạng của bác. Để tốt nhất, bác cần đến bệnh viện có chuyên khoa Nội thần kinh để được tư vấn và có những chỉ định điều trị phù hợp, kịp thời.
Để được hỗ trợ đặt lịch khám, tư vấn với các bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, bác có thể liên hệ tổng đài: 1800 6858 (Hà Nội) hoặc 0287 102 6789 (TP HCM). Chúc bác sớm khỏe!
Bác sĩ cho em hỏi, ngày 8/11 em tiêm vacxin astrazeneca mũi hai. Sau khi tiêm xong vài ngày thì em trễ kinh. Ngày 28/11 em đi khám thì biết mình có thai được 3 tuần 3 ngày. Bây giờ em hơn lo lắng, không biết vacxin có ảnh hưởng gì đến thai nhi không, vì em đã tiêm vacxin trước 13 tuần đối với quy định của BYT. Em xin cảm ơn.
Chào bạn,
Cho đến nay, chưa có bằng chứng về việc vaccine phòng Covid-19 ảnh hưởng hoặc gây dị tật thai nhi. Do vậy, nếu sau khi tiêm vaccine mà phát hiện có thai thì bạn không nên quá lo lắng mà cần khám thai đúng lịch để bác sĩ theo dõi thai kỳ cho bạn.
Trong quá trình khám thai, có các mốc thời gian để tầm soát các bất thường về thai. Bạn có thể đến khám tại các cơ sở y tế có khoa tiền sản để được tầm soát và phát hiện sớm bất thường nếu có.
Thân mến!
Xin chào các bác sỹ!
Tôi thường thức giấc dậy tầm 2 đến 3h30 sáng và thường đau tức ran ở vùng ngực khi nằm nhưng đứng dậy đi lại khoảng tầm 15 đến 30 phút thì hết. Bản thân tôi đã đi khám và điều trị nhiều bác sỹ đã nhiều năm; uống thuốc nhiều nhưng không khỏi. Có bác sỹ điều trị theo hướng thiếu máu cơ tim; có bác sỹ điều trị trào ngược dạ dày hoặc kết hợp cả hai.
Vậy xin bác sỹ vui lòng chẩn đoán giúp tôi là bệnh gì và hướng điều trị. Hiện tại bệnh tình trên cứ lặp đi lặp lại gây khó chịu và mệt khi thức dậy vào buổi sáng sớm. Xin trân trọng cảm ơn!
Xin hỏi BS.CKII Trần Thị Thúy Hằng. Mẹ em có bị triệu chứng giống hệt bài báo "Đau đầu kéo dài vì viêm xoang do nấm". Bà bị đã nhiều năm, đi khám nhiều nơi nhưng các bác sĩ các nơi không chẩn đoán ra là bệnh gì? Em muốn đưa bà ra Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội để kiểm tra cho chính xác. Các bác sĩ ở Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội có thăm khám được không hay em phải đưa bà vào Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM để thăm khám? Cảm ơn bác sĩ!
Chào bạn, bạn có thể đưa mẹ bạn đến bệnh viện Tâm Anh Hà Nội để khám chuyên khoa Tai Mũi Họng. Bệnh viện Tâm Anh Hà Nội và Tâm Anh TP HCM đều có trang bị hệ thống nội soi chẩn đoán bệnh lý mũi xoang, có chụp CT não xoang để chẩn đoán chính xác nguyên nhân đau đầu của mẹ bạn có phải do viêm xoang không, viêm xoang có nghi do nấm không. Từ đó bác sĩ có thể điều trị hiệu quả cho mẹ bạn. Chúc mẹ bạn mau hết bệnh!
Để đặt lịch khám trực tiếp với bác sĩ của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, bạn vui lòng liên hệ tổng đài 1800 6858 (Hà Nội), 0287 102 6789 (TP HCM) để được hỗ trợ. Chúc bạn mạnh khỏe! Thân mến!
Vợ tôi bị sỏi đường mật trong gan, đã phẫu thuật cắt bỏ túi mật. Tôi muốn mua thuốc tán sỏi dùng phòng được không? Và nếu dùng được thì bác sỹ cho xin tên thuốc để tôi mua dùng ạ. Xin cảm ơn bác sỹ!
Chào anh, xin được giải đáp câu hỏi của anh như sau:
Sỏi đường mật trong gan nếu không có triệu chứng thì chỉ cần theo dõi, không cần điều trị. Các triệu chứng cần phải đến khám tại các cơ sở y tế bao gồm cơn đau quặn gan, vàng da, sốt do nhiễm trùng đường mật hoặc áp xe gan. Các phương pháp điều trị sỏi đường mật trong gan bao gồm tán sỏi ngoài cơ thể, phẫu thuật, lấy sỏi qua da hoặc lấy sỏi qua nội soi đường miệng. Hiện nay điều trị cũng như dự phòng bằng thuốc tán sỏi với sỏi đường mật trong gan đều không có hiệu quả. Trân trọng!
Chào bác sĩ,
Mẹ cháu năm nay 67, bị bệnh thoái hóa khớp khoảng 5 năm nay, chân yếu, đứng lên ngồi xuống rất khó, nhưng không bị đau; lúc trước có bị té ngã do đi đứng.
Mẹ cháu đã đi khám, có bổ sung canxi và các thực phẩm chức năng có glucosamin, chondroitin sulfat để hỗ trợ thêm nhưng hiện giờ tình hình chân tay vẫn còn yếu.
Cho cháu hỏi có cách nào khắc phục tình trạng không? Cháu có thấy phương pháp tiêm huyết tương giàu tiểu cầu, cho hỏi tính hiệu quả phương pháp đó, có tác dụng phụ hay không và tiêm cần duy trì liên tục hay chỉ một lần?
Cháu cảm ơn.
Chào bạn,
Tình trạng thoái hóa khớp thường biểu hiện bằng triệu chứng đau khi đi lại vận động, đặc biệt là khi thực hiện các động tác gập gối như đứng lên ngồi xuống, leo cầu thang, ngồi xổm, quỳ gối... Lâu dần, người bệnh thường có xu hướng ít vận động do lo ngại tình trạng đau, dẫn đến teo cơ và yếu chân, khó đi lại. Để điều trị, ngoài những thuốc giúp giảm đau kháng viêm trong giai đoạn cấp tính, người bệnh cần được bổ sung các thuốc giúp hồi phục tình trạng tổn thương sụn khớp và có thể làm chậm diễn tiến bệnh như các thuốc thuộc nhóm Sysadoa. Các thuốc như glucosamin, chondroitin sulfat, diacerein, cao toàn phần không xà phòng hóa quả bơ và dầu đậu nành... là các thuốc thuộc nhóm Sysadoa được sử dụng rộng rãi trong thực hành lâm sàng.
Bên cạnh đó, các liệu pháp tiêm nội khớp như tiêm HA, huyết tương giàu tiểu cầu cũng đã cho một số kết quả khả quan trên người bệnh thoái hóa khớp. Hầu hết các phương pháp tiêm nội khớp đều khá an toàn, ít tác dụng phụ. Một số ít bệnh nhân có tình trạng sưng đau nhẹ sau khi tiêm nhưng hầu hết đáp ứng khá tốt với các thuốc giảm đau thông thường hay biện pháp chườm lạnh tại chỗ.
Huyết tương giàu tiểu cầu là biện pháp dùng chính huyết tương người bệnh để cung cấp dưỡng chất tái tạo cho mô sụn khớp nên thường an toàn, ít phản ứng dị ứng. Số lần tiêm phụ thuộc vào đáp ứng người bệnh. Tuy nhiên các phương pháp này thường chỉ hiệu quả cao đối với tình trạng thoái hóa mức độ nhẹ và trung bình. Những trường hợp thoái hóa nặng, không thể đi lại, vẹo trục chi thường sẽ có chỉ định thay khớp gối. Đây là biện pháp hiệu quả giúp khôi phục chức năng đi lại và vận động của người bệnh trong trường hợp thoái hóa nặng và mất chức năng.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, bạn có thể gọi tổng đài của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để đặt lịch khám trực tiếp với bác sĩ theo Hotline 1800 6858 (Hà Nội), 0287 102 6789 (TP.HCM). Trân trọng!
Thưa bác sĩ, tôi năm nay 27 tuổi, mới chuyển phôi lần đầu, 1 phôi ngày 3 loại 2, ngày 25.11 có kết quả không đậu thai. Vậy khi nào tôi nên chuyển phôi tiếp? Có nên tiếp tục khi có kinh ngay trong tháng này không ạ?
Trong quá trình sau khi chuyển phôi, tôi có bị đau bụng đi ngoài, rối loạn tiêu hóa. Vậy đó có phải lí do làm tôi chuyển phôi thất bại không ạ? Vì bệnh viện nơi tôi đang điều trị nói quá trình điều trị của tôi bình thường, không có bất ổn nên việc thất bại chuyển phôi lần 1 là khó xác định nguyên nhân.
Cảm ơn bác sĩ.
Chào chị,
Việc chuyển phôi thất bại liên quan đến nhiều yếu tố bao gồm: chất lượng phôi, nội mạc tử cung và một số bệnh lý kèm theo. Nhiều người phụ nữ gặp phải các biểu hiện rối loạn tiêu hóa như táo bón hay tiêu chảy sau khi chuyển phôi. Không thể vội vàng kết luận tiêu chảy là nguyên nhân làm chị chuyển phôi thất bại nhưng nếu có các biểu hiện của tình trạng tiêu chảy nặng như đi tiêu phân nước nhiều lần trong ngày, nôn mửa, mất nước, lơ mơ... chị nên đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.
Chị có thể tiếp tục chuyển phôi trong chu kỳ tiếp theo. Chị nên quay lại cơ sở nơi mình điều trị để được bác sĩ tư vấn về phác đồ chuẩn bị nội mạc tử cung cũng như các khảo sát bổ sung nếu cần thiết. Chúc chị may mắn và sớm có được tin vui!
Con xin chào bác sĩ ạ. Vợ chồng con cưới được 9 năm rồi chưa có bé nào. Con đi khám thì bị đa nang buồng trứng. Liệu con có thể cấy ghép phôi hay dùng phác đồ điều trị nào để có bé ạ? Vì kinh tế vợ chồng con cũng rất khó khăn nhưng mong muốn được làm mẹ trong con vẫn luôn hi vọng. Chi phí để cấy ghép phôi thì khoảng bao nhiêu? Con cảm ơn bác sĩ nhiều ạ.
Chào chị,
Đầu tiên, chúng tôi xin chia sẻ với hành trình tìm con vất vả của hai vợ chồng. Hội chứng buồng trứng đa nang là một trong những nguyên nhân gây hiếm muộn đến từ người phụ nữ, tuy nhiên hiện nay có nhiều phương pháp điều trị để giúp có thai. Với hoàn cảnh của gia đình, thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) hiện là phương pháp phù hợp và mang lại tỷ lệ thành công cao nhất.
Năm nay chị đã 33 tuổi, thời gian mong con cũng đã lâu nên chúng tôi hy vọng sớm gặp lại anh chị tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM để được thăm khám và hỗ trợ anh chị tối đa. Nếu chưa tiện sắp xếp công việc để đến trực tiếp, chị có thể đăng ký khám online với bác bác sĩ chúng tôi. Chúc anh chị nhiều sức khỏe và may mắn!
Để đặt lịch khám và tư vấn với các chuyên gia Hỗ trợ sinh sản, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, anh chị có thể liên hệ qua Tổng đài: 1800 6858 (Hà Nội) hoặc 0287 102 6789 (TP HCM) để được hỗ trợ. Thân mến!