Bệnh sốt xuất huyết có 4 type huyết thanh của virus là DENV-1, DENV-2, DENV-3 và DENV-4. Trong đó, DENV-2 (type D2) có độc lực cao nhất trong 4 type, có thể dẫn đến chảy máu trong và sốc gây tử vong. Nhiễm một type virus sốt xuất huyết chỉ tạo kháng thể chống lại type đó nên vẫn có thể bị nhiễm các type khác. Do đó, một người có thể mắc bệnh sốt xuất huyết tối đa bốn lần trong đời. Năm nay, các ca nhiễm sốt xuất huyết tại nước ta tăng cao, một phần do có sự xuất hiện của type D2 nhiều hơn trước đây.
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Minh Tuấn - Trưởng khoa Sốt xuất huyết Bệnh viện Nhi Đồng I (TP HCM) cho biết, triệu chứng của sốt xuất huyết thường bắt đầu khoảng 3-14 ngày sau khi ủ bệnh như sốt cao kèm theo một số các triệu chứng nhức đầu, đau sau mắt, buồn nôn ói mửa, đau khớp, xương hoặc cơ, phát ban...
Trong khoảng 3-7 ngày sau khi có dấu hiệu đầu tiên, người bệnh cần theo dõi kỹ các dấu hiệu cảnh báo sốt xuất huyết có thể trở nặng. Đầu tiên, nhiệt độ cơ thể giảm dần. Tuy nhiên, bác sĩ Tuấn khuyên người bệnh hoặc người chăm sóc không nên chủ quan nghĩ rằng bệnh đang hồi phục. Tình trạng này có thể là bệnh đang nghiêm trọng hơn.
Người bệnh cần được theo dõi sát sao. Nếu có các biểu hiện khác đi kèm như đau bụng, nôn mửa liên tục, chảy máu nướu răng, nôn ra máu, thở nhanh, tim đập nhanh, cảm giác bồn chồn... là cảnh báo sốt xuất huyết nguy kịch. Gia đình cần nhanh chóng đưa người bệnh đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất. Nếu chậm trễ có thể xày ra các biến chứng nguy hiểm như sự thoát huyết tương có thể dẫn đến sốc nhiễm trùng, suy hô hấp; chảy máu trong nghiêm trọng; suy giảm nội tạng nặng nề, nguy hiểm hơn là tử vong.
Bác sĩ Tuấn chia sẻ thêm, sốt xuất huyết còn gây ra hội chứng sốc Dengue, một rối loạn rất nghiêm trọng, có thể dẫn đến chảy máu quá nhiều và tử vong. Những người trên 60 tuổi, có các bệnh đi kèm nghiêm trọng như tiểu đường, huyết áp cao và các bệnh liên quan đến mạch máu, phụ nữ mang thai hoặc bị suy giảm miễn dịch có thể đối mặt với nhiễm trùng nặng và có nguy cơ tử vong cao hơn.
Bác sĩ Minh Tuấn lưu ý, nếu có dấu hiệu nghi ngờ bị sốt xuất huyết, bạn nên đi xét nghiệm máu để xác định bệnh chính xác. Hiện nay vẫn chưa có thuốc chủng ngừa hoặc thuốc đặc trị cho bệnh sốt xuất huyết nhưng có thể dùng thuốc có chứa thành phần paracetamol để hạ sốt và giảm đau. Không nên dùng aspirin hoặc ibuprofen vì có thể làm tăng nguy cơ chảy máu ở bệnh nhân. Người bệnh cần tuân thủ theo đúng khuyến cáo của nhà sản xuất về liều dùng là từ 10-15mg/kg/lần, mỗi lần cách nhau 4-6 giờ.
Nhiều bà mẹ hiện nay còn lựa chọn thuốc hạ sốt như Happacol của Dược Hậu Giang. Thuốc được nhà sản xuất phân chia liều lượng phù hợp cho từng độ tuổi từ người lớn đến trẻ em, dễ dàng cho việc sử dụng, tránh dùng quá liều ảnh hưởng đến gan và đường tiêu hóa. Nắm được cách chữa trị đúng và phòng bệnh có thể giúp người bệnh phòng chống sốt xuất huyết, nguy cơ bệnh diễn tiến nặng.
Để phòng bệnh, ngoài tăng cường khả năng miễn dịch bằng ăn uống và luyện tập, mọi người cần tránh cho muỗi vằn sinh sôi, phát triển như làm sạch, khử trùng nguồn nước đọng, tránh đọng nước; thay nước hằng ngày vào chậu hoa, sử dụng thuốc đuổi muỗi; tinh dầu; mắc màn khi ngủ; mặc quần áo dài tay khi ra ngoài buổi tối...
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), số ca sốt xuất huyết được báo cáo cho tổ chức này đã tăng hơn 8 lần trong hai thập kỷ qua, từ 505.430 ca năm 2000, lên hơn 2,4 triệu ca năm 2010 và 5,2 triệu ca năm 2019. Số ca tử vong được báo cáo trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến 2015 tăng từ 960 lên 4.032, chủ yếu ảnh hưởng đến nhóm tuổi trẻ hơn. Tổng số trường hợp mắc bệnh giảm trong các năm 2020 và 2021 nhưng vẫn có ca tử vong.
Kim Uyên
Thuốc hạ sốt Hapacol có hàm lượng paracetamol phù hợp cho nhiều đối tượng như Hapacol 80 với hàm lượng 80 mg paracetamol cho trẻ 5-8 kg, Hapacol 150 cho trẻ 10-15 kg, Hapacol 250 cho trẻ 16-25 kg. Người lớn có thể chọn Hapacol Sủi với hàm lượng 500 mg paracetamol hoặc Hapacol 650 phù hợp với thể trạng người Việt. Thuốc giúp hạ sốt nhanh, mỗi liều dùng cách nhau 4-6 tiếng.
Hapacol được sản xuất trên dây chuyền đạt tiêu chuẩn sản xuất tốt của Nhật Bản (Japan-GMP) đồng hành cùng nhiều gia đình trong việc giảm đau hạ sốt, nhất là trong giai đoạn sốt xuất huyết hiện nay. Giấy phép quảng cáo thuốc Hapacol 650 số 24e/2021/XNQC/QLD. Giấy phép quảng cáo thuốc Hapacol 80, 150, 250 số 2/2021/XNQC/QLD, Hapacol Sủi số 360/2020/XNQC/QLD. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi dùng.