Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi PGS.TS Lưu Thị Hiệp, Cố vấn Đơn vị Điều trị ban ngày, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM - Cơ sở 3.
Định nghĩa
Bệnh viêm xoang là tình trạng viêm nhiễm niêm mạc lót ở trong xoang, gây tắc các lỗ thông xoang, nhất là những xoang nhỏ như xoang sàng.
Phân loại
Một số loại viêm xoang phổ biến mà nhiều người gặp phải như:
- Xoang hàm.
- Xoang sàng.
- Xoang trán.
- Xoang bướm.
- Viêm đa xoang...
Nguyên nhân
- Vi khuẩn, nấm.
- Cơ địa dị ứng.
- Sức đề kháng kém.
- Bệnh lý đường hô hấp...
Triệu chứng- Chảy dịch.
- Nghẹt mũi.
- Điếc mũi.
- Nhảy mũi nhiều.
- Triệu chứng toàn thân:
* Đau đầu.
* Sốt nhẹ hoặc sốt cao.
* Chóng mặt.
* Ăn không ngon miệng.
* Ngủ không yên giấc.
* Kém tập trung...
Điều trị
Có nhiều phương cách điều trị tùy thuộc vào giai đoạn bệnh và ảnh hưởng của bệnh đến chất lượng cuộc sống.
- Y học hiện đại
* Điều trị nội khoa bảo tổn, dùng thuốc kháng dị ứng nhóm kháng histamin, dùng nhóm thuốc kháng sinh khi có dấu hiệu nhiễm trùng, nhóm kháng sinh kháng viêm tại chỗ (nhỏ mũi)...
* Phẫu thuật được chỉ định với sự thăm khám của bác sĩ chuyên khoa Tai mũi họng và khi bệnh ảnh hưởng chất lượng cuộc sống nhiều hoặc gây hậu quả nghiêm trọng như trường hợp điều trị nội khoa bị thất bại, bệnh viêm xoang gây thoái hóa niêm mạc trong xoang, Polyp mũi, viêm xoang do nấm, vẹo vách ngăn...
- Y học cổ truyền
* Thuốc y học cổ truyền: kháng sinh, kháng viêm tự nhiên có trong các thảo dược như tía tô, liên kiều, hoàng liên, tri bá, hoàng kỳ, kim ngân hoa, thương nhĩ tử... được phối hợp thành bài thuốc theo cơ địa từng người bệnh cùng các phương pháp của y học hiện đại trong điều trị viêm mũi xoang cấp.
* Việc phối hợp điều trị thuốc có nguồn gốc thảo dược với các phương pháp như cấy chỉ, châm cứu, day ấn huyệt đem lại hiệu quả cao trong điều trị viêm xoang mạn tính.
Phòng ngừa
- Đeo khẩu trang trước khi ra đường và khi làm công việc gặp nhiều bụi bặm.
- Giữ môi trường xung quanh luôn sạch sẽ.
- Tránh xa khói bụi, chất thải, khói thuốc lá...
- Tránh hít luồng không khí lạnh, khô.
* Không nên để mũi đối diện trực tiếp với luồng gió của máy lạnh hoặc máy quạt khi nằm ngủ, hoặc khi ngồi làm việc.
* Máy lạnh nên để 27-28 độ là phù hợp.
* Những trường hợp thay đổi đột ngột từ quá nóng sang quá lạnh hoặc ngược lại đều có thể làm tổn thương niêm mạc mũi xoang. Cần giữ ấm khi đi ngoài trời lạnh, trời mưa, đặc biệt với những ai phải làm việc quá khuya hoặc dậy quá sớm vì đây là những thời điểm dễ bị cảm và chuyển thành viêm mũi xoang.
- Khi tắm hoặc đi bơi, nếu bị nước vào tai hoặc mũi cần biết cách để cho nước ra ngoài.
- Vệ sinh mũi thường xuyên.
- Tránh stress: Khi làm việc quá sức, lo lắng nhiều, hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu rất dễ bị nhiễm trùng, trong đó mũi xoang dễ bị nhiễm nhất vì là cơ quan lọc không khí trước khi đưa vào cơ thể.
- Ăn uống đủ chất, cân bằng, nghỉ ngơi, tập luyện điều độ để cơ thể khỏe mạnh và có một sức đề kháng tốt giúp cơ thể chống lại các viêm nhiễm và phục hồi nhanh chóng.
- Uống nhiều nước: bao gồm nước lọc, nước ép trái cây, trà thảo dược có tác dụng tốt để rửa sạch các chất nhầy vì chúng chính là nguyên nhân gây khó thở, khó chịu và mệt mỏi.
- Xông mũi bằng tinh dầu giúp làm sạch chất nhầy và cảm thấy dễ chịu.
- Chườm ấm: Dùng khăn ấm chườm quanh mũi, mắt, đầu để giảm đau nhức và giúp chất nhầy dễ thoát hơn.
- Súc miệng bằng dung dịch lá chanh khô: Đun sôi lá chanh khô với nước trong 10-15 phút, lọc lấy nước và dùng dung dịch này để súc miệng sẽ cho cảm giác dễ chịu.
- Khi có các triệu chứng ban đầu như hắt hơi, chảy nước mũi, tắc mũi, cần được điều trị ngay tránh trường hợp thành bệnh viêm xoang.
Mỹ Ý